Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng đến tính mạng?

0
486
Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không
Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không

Hen suyễn là bệnh thường gặp ở Việt Nam, diễn biến bệnh rất phức tạp, tiến triển nhanh chóng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Để hiểu hơn về bệnh hen suyễn có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. 

Bệnh hen suyễn

Theo điều tra, tỉ lệ người bị hen phế quản tại Việt Nam vào khoảng 4 triệu người, tương đương với 5% dân số. Trong đó, tỉ lệ trẻ em mắc bệnh khá cao và chủ yếu nằm ở nhóm tuổi từ 12 – 13.

Bệnh hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính đường thở, gây co thắt, phù nề, tăng tiết đờm và tắc nghẽn, hạn chế luồng khí đường thở. Bệnh nhân sẽ có những biểu hiện như khò khè, khó thở, nặng ngực và ho tái diễn nhiều lần. Các triệu chứng, chủ yếu xảy ra vào thời điểm ban đêm và sáng sớm.

Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không
Bệnh hen suyễn gây phù nề, tiết nhiều dịch nhầy làm tắc nghẽn đường thở

Người bị hen suyễn sẽ gặp các triệu chứng kể trên hoặc dễ lên cơn hen khi chịu sự tác động của các tác nhân như:

  • Hít phải các chất gây dị ứng
  • Ăn phải các chất gây dị ứng
  • Bị nhiễm trùng đường hô hấp
  • Vận động mạnh, lao động quá sức
  • Thay đổi thời tiết
  • Có cảm xúc mạnh như: xúc động, hồi hộp, tức giận…
  • Sử dụng một số loại thuốc.

Hen suyễn là bệnh di truyền, có nghĩa là bạn có khả năng mắc hen suyễn cao bố hoặc mẹ mắc bệnh này.

Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?

Người bệnh hen suyễn thường sẽ phải chịu ảnh hưởng ngắn hạn và cả dài hạn từ căn bệnh này. Thậm chí có thể gặp phải những biến chứng nặng nề, đe dọa đến cả tính mạng.

1. Tác động ngắn hạn của bệnh hen suyễn

Đó là những ảnh hưởng trong thời gian ngắn, thường xảy đến mỗi khi lên cơn hen suyễn như:

  • Ho, thở khò khè, thở nông… gây khó khăn cho hoạt động học tập, làm việc. Bệnh cũng gây cản trở giấc ngủ và ngăn không cho người bệnh tham gia các hoạt động ngoại khóa, xã hội hay sinh hoạt thường ngày. Từ đó, sức khỏe tổng thể cũng sẽ suy giảm và tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý khác như tim mạch, đái tháo đường.
  • Đối mặt với viêm phổi và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác. Trên thực tế, bệnh hen suyễn không trực tiếp làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi hay các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác. Nhưng một số loại thuốc điều trị có thể gây ra tình trạng này. Người dùng thuốc corticosteroid dạng hít tác dụng mạnh có nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp dưới cao gấp đôi những người khỏe mạnh. Lý do có thể là ống hít không được vệ sinh đúng cách hoặc thuốc corticosteroid gây cản trở đến hệ miễn dịch.
  • Tình trạng bệnh tăng nặng khiến người bệnh lên cơn hen thường xuyên, khó kiểm soát và không đáp ứng nhanh với thuốc cắt cơn hen. Khi đó những vấn đề hô hấp nghiêm trọng như khó thở, khó nói… có thể khiến người bệnh nguy kịch nếu không được điều trị kịp thời.
Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không
Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không

2. Tác động dài hạn của hen suyễn

Nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách, bệnh có thể gây ra những ảnh hưởng lâu dài, khiến người bệnh không thể phục hồi như:

  • Tác động đến cấu trúc đường thở: Nếu bệnh không được kiểm soát tốt thì cấu trúc của ống phế quản có thể bị hẹp vĩnh viễn hoặc bị biến đổi không thể phục hồi.
  • Tăng cân: Một số thuốc điều trị hen suyễn làm tăng cảm giác thèm ăn khiến nhiều người bệnh dễ dàng bị tăng cân: Bệnh cũng khiến nhiều người không thể tập thể dục và dẫn đến nguy cơ béo phì.
  • Tăng nguy cơ bị trào ngược dạ dày, thực quản: Các nghiên cứu cho thấy thuốc giãn phế quản trong điều trị hen có thể kích thích sản xuất axit dạ dày và gây trào ngược. Ở chiều ngược lại, bệnh trào ngược sẽ tác động khiến việc điều trị hen suyễn gặp phải nhiều khó khăn hơn.
  • Nguy cơ ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn: Hen suyễn là nguyên nhân chính gây ra nhiều ca bị ngưng thở khi ngủ. Hiện tượng này là do tắc nghẽn vì các cấu trúc ở mũi và đường thở gây hạn chế hô hấp.

Kiểm soát biến chứng của hen phế quản 

Hen suyễn là một căn bệnh có tỷ lệ tử vong chỉ đứng sau ung thư. Rất nhiều trường hợp vì không có đủ thông tin phòng tránh biến chứng của bệnh nên đã gặp phải nhiều hậu quả đáng tiếc. Trên thực tế, hoàn toàn có thể phòng ngừa và kiểm soát cơn hen suyễn cấp tính theo hướng dẫn của bác sỹ. Tuy nhiên, cần phải chú ý đến các tác dụng phụ của thuốc tân dược khi sử dụng.

Dưới góc nhìn của Đông y, ho hen do phong hàn xâm nhập vào tạng phế sinh ra, làm tắc nghẽn phế khí. Người bị ho hen cơ thể nặng nề, u uất, tức ngực, khó thở… Muốn điều trị hiệu quả hen suyễn tận gốc cần phải “phát tán phong hàn, giải cảm hàn, thông phế, bình suyễn”.

Sản phẩm PQA Hen Suyễn ứng dụng thành công tinh hoa của Y học cổ truyền kết hợp với công nghệ sản xuất hiện đại. Đáp ứng điều kiện hỗ trợ điều trị tận gốc căn nguyên gây hen suyễn – hen phế quản theo cơ chế:

  • Phát tán phong hàn, đẩy đờm ra ngoài
  • Giúp làm sạch phế nang: đường thở được thông thoáng, hơi thở sâu, cơ thể nhẹ nhàng dễ chịu.
  • Điều hòa phế khí: không cho khí nghịch lên gây tức ngực khó thở
  • Tập trung vào gốc sinh bệnh thông qua việc điều hòa toàn thân, cân bằng tạng phủ.
Siro PQA Hen Suyễn - Thông thoáng đường thở cho người hen suyễn
Siro PQA Hen Suyễn – Thông thoáng đường thở cho người hen suyễn

Từ đó, các dấu hiệu của bệnh giảm rõ rệt, hết viêm, không sinh đờm và tiêu trừ ho. Sản phẩm PQA Hen Suyễn được làm hoàn toàn từ các thảo dược thiên nhiên, không gây tác dụng phụ, không độc hại, tốt cho sức khỏe người dùng. Sản phẩm đã được Bộ Y tế kiểm định, chứng nhận và cấp giấy phép được lưu hành toàn quốc.

Bài viết trên đã trả lời cho câu hỏi bệnh hen suyễn có nguy hiểm hay không?. Hy vọng những thông tin trong bài thực sự hữu ích với người dùng. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ tới Hotline: 0818 288 717 để được Dược sỹ PQA tư vấn, giải đáp.

>>Xem thêm: Bệnh hen suyễn có lây không? Câu trả lời bất ngờ của chuyên gia.

Bs. Trần Quang Đạt

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây