Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là gì? Nguy hiểm không?

0
592
bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính copd
bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD là gì?

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD là 1 bệnh khá phổ biến trên toàn thế giới. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tim, ung thư phổi và nghiêm trọng hơn là tử vong, Vậy bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD là gì? Nguyên nhân và biến chứng nguy hiểm của bệnh như thế nào. Cùng tìm hiểu chi tiết thông tin bệnh trong bài viết dưới đây.

1. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là gì?

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có tên tiếng anh là Chronic Obstructive Pulmonary Disease – COPD. Đây là tên gọi của loại bệnh viêm niêm mạc đường thở mãn tính, suy giảm chức năng thông khí, gây tắc nghẽn khí ở phổi. Người mắc COPD thường cảm thấy khó thở, ho và thở khò khè.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính được chia thành 2 dạng bao gồm:

  • Khí phế thũng: Tình trạng túi khí trong phổi bị tổn thương, túi phổi dễ bị vỡ làm cho khí tràn vào không gian màng phổi.
  • Viêm phế quản mãn tính: Lớp niêm mạc của các ống phế quản bị viêm nhiễm, chứa đầy các chất nhầy ( đờm). Người bệnh sẽ ho khạc đờm nhiều và liên tục từ 3 tháng đến vài năm.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính khá phổ biến. Theo số liệu thống kê, bệnh COPD chiếm tới 2% dân số ở Hà Nội và 5.65% dân số ở Hải Phòng.

2. Dấu hiệu nhận biết COPD

Triệu chứng bệnh COPD ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng và có thể nhầm lẫn với các dấu hiệu bệnh hô hấp khác. Tổn thương ban đầu chủ yếu tập trung ở các nhánh phế quản nhỏ với đường kính dưới 2mm và ở nhu mô phổi.

Dấu hiệu nhận biết COPD ban đầu sẽ là:

  • Cảm thấy khó thở, đặc biệt là trong các hoạt động thể chất;
  • Thở khò khè;
  • Tức ngực;
  • Ho có đờm kéo dài;
  • Nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên;
  • Thiếu năng lượng;
  • Giảm cân nhanh bất thường (trong giai đoạn sau);
  • Sưng phù nề ở mắt cá chân, bàn chân hoặc chân.
  • Sốt nhẹ và cảm giác bị ớn lạnh

3. Nguyên nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là gì?

Theo ý kiến của GS.TS.BS Ngô Quý Châu, bệnh COPD có thể được gây ra bởi 2 nguyên nhân chính sau:

  • Yếu tố nội tại: tình trạng thiếu hụt men alpha 1 antitrypsin ( do yếu tố di truyền).
  • Yếu tố bên ngoài: khói thuốc lá, ô nhiễm môi trường…

Trong đó, 90% những người mắc bệnh COPD đều liên quan đến sử dụng thuốc lá. 20-30% trong số những người hút trên 20 điếu mỗi ngày sẽ càng sớm xuất hiện những biểu hiện của bệnh COPD.

Số bệnh nhân tắc nghẽn phổi mãn tính do tiếp xúc khói bụi trong quá trình làm việc chỉ chiếm tới 10%. Thợ mỏ, công nhân xây dựng, công nhân xưởng luyện kim, … thường xuyên tiếp xúc các tác nhân gây kích thích phế quản sẽ càng có nguy cơ cao mắc bệnh.

nguyên nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Nguyên nhân mắc bệnh COPD

4. Biến chứng nguy hiểm của COPD

Nếu như không phát hiện kịp sớm và có những biện pháp can thiệp phù hợp. Bệnh COPD có thể gây ra những biến chứng khó lường. Ảnh hưởng chất lượng cuộc sống và thậm chí là gây tử vong.

4.1. Tràn khí màng phổi

COPD gây ra tình trạng tắc nghẽn đường thở, lượng khí hít vào nhưng không được thở ra hết. Lâu dần, phế nang tích tụ lượng lớn khí làm giãn căng, dễ bị vỡ. Lượng khí sẽ trang vào khoang màng phổi gây ra hiện tượng tràn khí màng phổi.

4.2. Bệnh tim

Không khí tràn vào phổi làm ảnh hưởng đến các phế nang cũng như sự trao đổi khí. Do đó, nồng độ oxy trong máu giảm sút, gia tăng nồng độ CO2. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra áp lực lên các cơ quan trong đó có hệ tim mạch. Tim phải làm việc nhiều hơn, lâu ngày dẫn đến tình trạng giãn cơ tim, suy tim phải.

4.3. Giảm tuổi thọ

Dù là người mắc bệnh COPD ở mức độ nhẹ hay nặng thì tuổi thọ cũng đều bị giảm đi đáng kể. Bệnh COPD càng nặng thì thời gian sống của người bệnh càng ngắn. Khoảng 70% bệnh nhân COPD nặng và 30% rất nặng sống sót sau 5 năm phát hiện ra bệnh.

COPD làm giảm tuổi thọ của bệnh nhân rất nhiều
Phổi tắc nghẽn mãn tính ảnh hưởng rất nhiều đến tuổi thọ của bệnh nhân

4.4. Đa hồng cầu

Tình trạng thiếu oxy liên tục và kéo dài ở người mắc bệnh phổi tắc nghẽn sẽ làm số lượng hồng cầu tăng lên. Khi số lượng hồng cầu tăng quá cao sẽ dẫn đến nguy cơ tắc mạch và huyết khối.

Ngoài ra, một số biến chứng khác có thể gặp như tăng áp lực động mạch phổi, ho nhiều, rối loạn điện giải, biến chứng thần kinh gây ra đau đầu, rối loạn ý thức…

30% bệnh nhân COPD tử vong vì biến chứng suy hô hấp cấp và mạn tính, 13% suy tim. Sau cùng lần lượt là các biến chứng nhiễm trùng hô hấp, nhồi máu ở phổi, rối loạn nhịp tim và cuối cùng là ung thư phổi.

5. Tổng hợp cách điều trị COPD

Cho đến nay, trong nước và trên thế giới chưa có phương pháp điều trị và thuốc điều trị COPD. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp can thiệp kịp thời và phù hợp, người bệnh có thể kiểm soát được tình trạng bệnh. Dưới đây là tổng hợp các cách điều trị bệnh COPD.

5.1. Sử dụng thuốc điều trị

Thuốc điều trị phổi nghẽn mạn tính gồm 4 dạng:

  • Thuốc giãn phế quản: ưu tiên những loại thuốc tác dụng kéo dài, dùng theo dạng khí dung hoặc phun khí. Liều lượng và dạng thuốc sẽ được điều chỉnh phù hợp vào từng giai đoạn bệnh.
  • Corticoid dạng hít: Nhóm steroid (corticosteroid) dạng hít được dùng cho những bệnh nhân thường tắc nghẽn cấp tính khó thở, người có tiền sử hoặc mắc bệnh chồng lấp hen, COPD hoặc tăng bạch cầu ái toan ở trong máu. Nhóm thuốc này gây ra nhiều tác dụng phụ nên cần có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Corticoid đường uống: Đây là thuốc được chỉ định cho người COPD ở giai đoạn 3 hoặc COPD ở giai đoạn 4. Sử dụng Corticoid đường uống cho những đợt điều trị ngắn ngày nhằm ngăn ngừa diễn biến bệnh trầm trọng hơn. Tuy nhiên, nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ gây ra tác dụng phụ nguy hiểm như loãng xương, tăng cân, tiểu đường… Chính vì thế, cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc kháng sinh: Thuốc được chỉ định khi người bệnh COPD có dấu hiệu nhiễm trùng như ho có đờm đục màu, sốt… Tuy nhiên, thuốc kháng sinh không được sử dụng để phòng ngừa cũng như điều trị bệnh. Tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

5.2 Phẫu thuật hoặc ghép phổi

Khi bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính tiến triển nặng và các biện pháp điều trị bằng thuốc không còn tác dụng tốt như mong muốn. Người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật hoặc ghép phổi. Đặt van 1 chiều nội phế quản có tác dụng giảm thể tích, điều trị hậu quả của việc các phế nang bị giãn căng. Ghép phổi sẽ cần được đánh giá và hội ý của nhiều bác sĩ chuyên khoa từ nội phổi, tim mạch, lồng ngực và gây mê…

Tùy vào tình trạng sức khỏe và mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị COPD phù hợp.

Phẫu thuật ghép phổi cho bệnh nhân copd
Phẫu thuật ghép phổi đối với trường hợp mắc COPD nặng

5.3. Sử dụng phương pháp điều trị của Đông y

Sử dụng các bài thuốc Đông Y cũng góp phần hỗ trợ quá trình điều trị bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính tương đối hiệu quả. So với cách sử dụng tân dược thì sử dụng sản phẩm Đông y có độ an toàn cao hơn, chi phí thấp hơn, khả năng phục hồi bệnh tốt hơn.

Theo Đông y, COPD là tạng Tỳ – Phế – Thận bị hư nhược dẫn tới phong hàn, tà khí dễ xâm nhập vào cơ thể gây nên tình trạng ho kèm theo khó thở. Vì vậy, muốn điều trị dứt điểm được cần phải “Bổ chính khu tà”. Nghĩa là cần tăng sức đề kháng, phục hồi chức năng loại bỏ hư tổn của Tỳ, Phế, Thận. Làm cho cơ thể khỏe lên, tăng sức đề kháng tự nhiên.

Nắm bắt đúng nguyên tắc điều trị của Đông y, kết hợp với công nghệ chế xuất hiện đại, Dược phẩm PQA đã nghiên cứu phát triển nên dòng sản phẩm PQA Hoàng Kim thông thoáng đường thở cho người COPD.

Cơ chế đẩy lùi bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD của PQA Hoàng Kim

PQA Hoàng Kim được sử dụng chuyên biệt cho những người mắc COPD với hiệu quả hỗ trợ:

  • Bổ phế, làm dịu họng, giảm ho, giảm rát họng
  • Long đờm, loại bỏ đờm nhầy viêm nhiễm sâu trong phế tạng
  • Thông phế khí, thông thoáng đường thở cho người COPD
  • Tăng hệ miễn dịch đường hô hấp, phục hồi tổn thương phế khí
  • Thúc đẩy phục hồi chức năng Tỳ – Phế –  Thận ngừa tái phát triệu chứng COPD

Đây là cách điều trị chuyên sâu dựa trên chính nguyên tắc điều trị tận gốc COPD của Đông y. Cơ chế tác động từ đó cũng tiến triển theo từng giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Phát tán phong hàn, loại bỏ khí độc và đờm tích tụ lâu năm trong phổi.
  • Giai đoạn 2: Thông phế khí, giúp đường thở được thông thoáng, giảm hẳn các cơn ho, khó thở.
  • Giai đoạn 3: Bình hòa phế khí, giúp phục hồi chức năng phổi và đường thở tự nhiên.

Dùng ĐÚNGĐỦ liệu trình người bệnh sẽ cảm thấy DỄ THỞ HƠN, các CƠN HO DỒN DẬP khó dứt do bệnh COPD gây nên cũng ĐƯỢC CẢI THIỆN rõ rệt

Đã có rất nhiều người chọn lựa sử dụng PQA Hoàng Kim và kiểm soát tốt COPD

  • Bác Ngại – Bắc Ninh đã “thoát khỏi” COPD sau khi sử dụng PQA Hoàng Kim, bác vui mừng chia sẻ về liệu trình điều trị của mình với những người bệnh khác:

  • Chia sẻ của chị Hương ở TP Nha Trang- Khánh Hòa, mua PQA Hoàng Kim cho bố 70 tuổi bị viêm phổi tắc nghẽn COPD, sau dùng 1 tháng tình trạng của Bác đã cải thiện rất nhiều, Bác đã không còn khó thở và không phải thở khí dung nữa.

chia sẻ chị hương có bố 71 tuổi đã điều trị khỏi copd bằng pqa hoàng kim

  • Anh Hòa- 52 tuổi, Hà Tĩnh được Bác sĩ chẩn đoán anh bị hen phế quản bị dị ứng thời tiết, mùi vôi, hóa chất, phấn bụi. (Bị 10 năm). Anh thường xuyên phải dùng salbutamol, dexa, chống viêm ngày 3 4 lần, tối uống singulair. Sau đó anh được dược sĩ PQA tư vấn sử dụng PQA Hoàng Kim. Hiện tại đã giảm đc 90%, vẫn đang tiếp tục sử dụng.chia sẻ anh hoà đã điều trị khỏi copd bằng pqa hoàng kim

Điều tiên quyết khi sử dụng liệu trình điều trị của Đông y là cần kiên trì sử dụng Đúng và Đủ liệu trình mới hiệu quả. Xuyên suốt quá trình sử dụng sản phẩm, người bệnh sẽ luôn được chuyên gia PQA tư vấn hỗ trợ. Nếu gặp bất cứ tình trạng chuyển biến bất ngờ nào có thể liên hệ trực tiếp tới hotline 0818 288 717 để được hỗ trợ.

6. Ngăn ngừa và quản lý bệnh COPD như nào?

Để phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, mọi người nên:

  • Không hút thuốc lá, thuốc lào cũng như hạn chế tối đa tiếp xúc khói thuốc lá.
  • Hạn chế tiếp xúc thường xuyên khói thuốc, các hóa chất, khói bụi.
  • Duy trì một chế độ sinh hoạt khỏe mạnh. Chế độ dinh dưỡng khoa học để nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật.
  • Nên luyện tập các bài tập thở cho bệnh nhân COPD thường xuyên và đều đặn.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, không khí thoáng đãng thơm tho
  • Tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ trong việc điều trị bệnh COPD. Tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc hoặc sử dụng thuốc bên ngoài đơn thuốc bác sĩ kê đơn.
  • Khi có dấu hiệu bệnh tái phát hoặc bất thường. Người bệnh COPD cần đi khám và xin tư vấn kết luận từ bác sĩ điều trị.

Như vậy chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ được bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD là gì và những thông tin liên quan. Tuy nhiên, để có thể dứt điểm người bệnh cần có tinh thần thoải mái, thư thái cùng với đó là kiên trì điều trị theo đúng phác đồ được bác sĩ đưa ra. Nếu như bạn hoặc người thân trong gia đình muốn tư vấn thêm về cách điều trị COPD, hãy liên hệ trực tiếp với chuahensuyen.vn theo hotline 0818 288 717 hoặc đặt câu hỏi ở phần CHAT dưới góc phải màn hình, chuyên gia PQA sẽ nhanh chóng liên hệ hỗ trợ.

Bs. Trần Quang Đạt

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây