Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD giai đoạn cuối có nguy hiểm không?

0
565
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 4
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn cuối 

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn cuối hay còn gọi là giai đoạn 4 cực kỳ nguy hiểm vì ảnh hưởng rất cao tới tính mạng người bệnh. Vậy làm thế nào để nhận biết bệnh COPD giai đoạn 4 rõ nhất? Cần lưu ý gì về phác đồ điều trị cũng như cách chăm sóc bệnh nhân thời điểm này? Tất cả thắc mắc sẽ u giải đáp chi tiết trong nội dung bài viết sau đây!

Tìm hiểu về các giai đoạn của COPD – bệnh viêm phổi mãn tính

1.1. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính  (COPD) là gì?

Theo tài liệu của Bộ Y Tế, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (viết tắt là COPD) là tình trạng bệnh tắc nghẽn đường thở kéo dài và không hồi phục được hoàn toàn. Giai đoạn mới phổi tắc nghẽn mãn tính thường tập trung ở phần nhu mô phổi, các nhánh phế quản nhỏ (nhỏ hơn 2mm) nhưng tới giai đoạn nặng, chúng gây ra tổn thương ở phổi, phế quản và nặng hơn là lan ra nhiều cơ quan, bộ phận khác của cơ thể như xương, cơ, tim, hệ thần kinh…

Bệnh COPD giai đoạn cuối cực kỳ nguy hiểm và tiên lượng xấu tới tính mạng của bệnh nhân. Do đó, cần nắm được những thông tin ở giai đoạn này để có phương án ngăn chặn và chữa trị sớm nhất.

1.2. Bốn giai đoạn quan trọng phát triển bệnh COPD

Bệnh viêm phổi COPD được chia làm 4 giai đoạn, được đánh giá dựa trên chức năng phổi FEV1 – thể tích thở ra gắng sức trong 1 giây đầu tiên. Cụ thể như sau:

– Giai đoạn 1: hay COPD giai đoạn ổn định, đang ở tình trạng khá nhẹ có chỉ số FEV1 =>80%. Ở thời điểm này có thể có hoặc không có triệu chứng mãn tính như: tăng tiết đờm, khó thở, ho…

– Giai đoạn 2: hoặc COPD giai đoạn vừa, là khi chỉ số FEV1 từ 50 đến 79 %, có thể có hoặc không có triệu chứng mãn tính, nên giai đoạn này nếu không chú ý có thể không nhận ra tình trạng bệnh.

– Giai đoạn 3: hay COPD nặng, xảy ra khi chỉ số FEV1 đạt từ 30 đến 49 %, có thể có hoặc không có triệu chứng mãn tính.

– Giai đoạn 4: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn cuối rất nghiêm trọng, xảy ra khi chỉ số FEV1 ít hơn 30%, có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của bệnh nhân.

Dựa vào các giai đoạn của copd trên đây, bác sĩ sẽ có những phác đồ điều trị riêng phù hợp nhất cho bệnh nhân.

   >>  Xem thêm: Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính sống được bao lâu?

2. Làm thế nào để nhận biết bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 4?

2.1. Triệu chứng 1: Khó thở nghiêm trọng

Đối với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn cuối này thì tình trạng khó thở được đánh giá là dễ nhận biết nhất. Không cần phải hoạt động mạnh hay làm gì quá sức, chỉ cần ngồi không thôi bệnh nhân cũng khó khăn khi hô hấp, thậm chí có những người còn không thể thở được làm cơ thể co quắp. Các loại thuốc cũng không còn phát huy tác dụng nhiều như trước nữa.

2.2. Triệu chứng 2: Tăng huyết áp phổi

Bệnh copd giai đoạn cuối thường gặp phải tình trạng tăng huyết áp phổi có thể dẫn tới suy tim phải. Người bệnh kể cả khi đang nghỉ ngơi cũng có hiện tượng nhịp tim tăng nhanh bất thường hơn 100 nhịp mỗi phút.

2.3. Triệu chứng 3: Giảm cân đột ngột

COPD giai đoạn 4 cũng được tiên lượng là giai đoạn khá nặng nề vì vậy, người bệnh nếu như thể trạng không tốt từ trước đó thì tình trạng giảm cân đột ngột cũng là một dấu hiệu nhận biết rất rõ ràng. Và chắc chắn, việc ăn uống và chăm sóc sức khỏe cần được ưu tiên số 1 lúc này.

2.4. Triệu chứng 4: Nhập viện liên tục

Các biến chứng của nhiễm trùng, suy hô hấp sẽ diễn biến rất phức tạp vào lúc này. Do đó, số lần cấp cứu chính là đặc trưng của giai đoạn 4 này. Nhập viện liên tục với tần suất cao và có thể phải sử dụng phác đồ điều trị nặng nhất.

2.5. Triệu chứng 5: Các biểu hiện khác

Tình trạng ho dai dẳng theo cơn, ho nhiều kết hợp đờm nhầy trong vào buổi sáng. Ở giai đoạn cuối, giai đoạn 4 đờm chuyển sang màu xanh hoặc vàng; lồng ngực hình thùng bị phình ra theo chiều trước sau do tình trạng thở rít khó khăn; dấu hiệu campell; dấu hiệu hoover…

Các triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn cuối
Các triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 4

3. Đánh giá mức độ nguy hiểm của viêm phổi mãn tính giai đoạn cuối

3.1. Bệnh COPD giai đoạn cuối có chữa được không?

Benh phoi tac nghen man tinh giai doan cuoi không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng vẫn có thể dự phòng và điều trị giảm đợt cấp, giảm biến chứng và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

Lúc này bệnh nhân tuyệt đối phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ như cai hoàn toàn thuốc lá, điều trị nội khoa với các loại thuốc giúp giãn cơ đường thở, mở rộng đường thở để người bệnh thở dễ dàng. Liệu pháp oxy sử dụng mặt nạ  hoặc ống thông mũi…

3.2. Bệnh nhân COPD thường sống được bao lâu?

Do tổn thương ở phổi khó phục hồi lại như cũ, phổi không còn khả năng cung cấp đầy đủ oxy cho cơ thể nên sẽ khiến các cơ quan khác ảnh hưởng nhiều như tim, động mạch phổi… dẫn tới biến chứng nặng nề đe dọa tới tính mạng.

Tiên lượng cho bệnh nhân viêm phổi COPD thường rất xấu, tỉ lệ tử vong ước tính trên người bệnh đưa vào hồi sức cấp cứu khoảng 24%.

4. Cần chăm sóc bệnh nhân viêm phổi mãn tính giai đoạn 4 như thế nào?

4.1. Tuân thủ phác đồ điều trị theo chỉ định bác sĩ

Ở giai đoạn cuối này bệnh nhân sẽ được điều trị bằng việc dùng thuốc giãn phế quản, tuỳ thuộc vào mức độ bệnh bằng các loại thuốc xịt hít. Nếu nặng hơn sẽ được thở oxy tại nhà, tập thở phục hồi chức năng hô hấp.

4.2.  Bắt buộc phải bỏ thuốc lá 

Bỏ thuốc lá cũng chính là việc bạn giúp bản thân không còn khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Bác sĩ sẽ kê các thuốc điều trị COPD và làm giảm các triệu chứng của bạn. Các loại thuốc như giãn phế quản làm mở rộng đường thở giúp bệnh nhân dễ thở hơn. Không còn tình trạng thở rít, thở thóp lồng ngực.

4.3. Các bài tập thở hỗ trợ

Tập các bài tập thở do chuyên gia trị liệu chỉ dẫn. Tuy bài tập này không thể kéo dài cuộc sống của bạn nhưng nó sẽ giúp bạn không còn khổ sở với tình trạng khó thở mỗi ngày.

4.4. Chế độ ăn uống hợp lý

Một sức khỏe tốt để chống chọi với bệnh tật là cần thiết lúc này. Bệnh nhân COPD nên chú trọng vào chất đạm và chất béo. Hạn chế chất béo động vật và ưu tiên chất béo nguồn gốc từ thực vật. Chất đạm cũng nên hạn chế thịt đỏ.

Rau củ quả giàu vitamin A, C, E tăng cường sức đề kháng, bổ sung chất xơ. Giúp người bệnh tiêu hoá và hấp thụ tốt hơn. Hạn chế muối trong thức ăn, bổ sung nước đầy đủ để làm loãng đờm, ho khạc đờm dễ hơn.

   >>  Xem thêm: Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên ăn gì?

4.6. Thăm khám với bác sĩ đều đặn

Ở giai đoạn này, bạn cần thăm khám với bác sĩ đều đặn để có tình huống xử lý kịp thời. Bởi triệu chứng của COPD giai đoạn cuối thường thở rít, thở gấp và suy tim, những tình huống bất ngờ như vậy sẽ dễ ảnh hưởng tới tính mạng bệnh nhân.

Chăm sóc bệnh nhân copd giai đoạn cuối
Chăm sóc bệnh nhân viêm phổi mãn tính giai đoạn 4

5. Đẩy lùi bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn cuối bằng Đông Y

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 4 là giai đoạn rất nguy hiểm có thể ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh bất cứ khi nào. Vì vậy, biện pháp tốt nhất lúc này là cải thiện bệnh. Không để bệnh có cơ hội tiến triển nặng, được ổn định hơn từng ngày.

Trong Đông Y, đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các vị thuốc thảo dược tự nhiên hoàn toàn có thể tác động vào nguyên nhân gây bệnh viêm phổi. Từ đó, ức chế và kiềm chế tình trạng bệnh nặng hơn. Giúp bệnh nhân có thể phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả, cải thiện chất lượng cuộc sống. Đó chính là sản phẩm PQA Hoàng Kim, một sản phẩm do công ty cổ phần dược phẩm PQA  nghiên cứu và bào chế.

PQA Hoàng Kim dùng cho người bị phổi tắc nghẽn COPD
PQA Hoàng Kim hỗ trợ điều trị cho người bị viêm phổi tắc nghẽn COPD

Sản phẩm PQA Hoàng Kim được bào chế từ các loại dược liệu quý từ thiên nhiên. Kết hợp dây chuyền hiện đại của nhà máy đạt chuẩn quốc tế GMP. Đã mang lại phản hồi tích cực cho hàng ngàn bệnh nhân trong suốt thời gian qua. Hiệu quả rõ rệt nhất chính là bệnh nhân cảm thấy bệnh ổn định, thông thoáng đường thở. Người bệnh ăn ngon, ngủ ngon và tinh thần phấn chấn.

Vì vậy, Hoàng Kim chính là giải pháp hoàn hảo, giúp bệnh nhân COPD có một cuộc sống khỏe mạnh.

chứng nhận an toàn thực phẩm của pqa hoàng kim
Sản phẩm được Bộ y tế chứng nhận an toàn thực phẩm cấp phép lưu hành toàn quốc

Tùy vào tình trạng bệnh, chuyên gia PQA sẽ đưa ra liệu trình phù hợp cho người bệnh. Dược sĩ sẽ thường xuyên gọi điện, chăm sóc, căn chỉnh liều dùng cho bệnh nhân. Trong suốt quá trình sử dụng, để sản phẩm đạt hiệu quả tốt nhất .

Lời kết

Trên đây là chi tiết những kiến thức về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 4, hy vọng sẽ giúp ích nhiều cho bạn đọc. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy gọi ngay đến số hotline: 0818.288.717 hoặc đặt câu hỏi ở phần CHAT dưới góc phải màn hình tại website https://chuahensuyen.vn/, chuyên gia PQA sẽ nhanh chóng liên hệ hỗ trợ.

Bs. Trần Quang Đạt

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây