Hen suyễn là bệnh lý hô hấp mạn tính có thể gặp ở nhiều đối tượng, trong đó có phụ nữ mang thai. Điều trị hen phế quản ở phụ nữ có thai cần nghiêm túc tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và bé.
Triệu chứng hen phế quản ở bà bầu
Hen phế quản là bệnh lý ảnh hưởng đến đường dẫn khí của phổi (phế quản). Khi mang thai, nếu người mẹ bị lên cơn hen sẽ rất nguy hiểm, bởi chúng có thể gây thiếu oxy cho thai nhi.
Các dấu hiệu của hen phế quản ở phụ nữ mang thai gồm có: thở khò khè; không thở được; tức nặng ngực; ho và nói khó…, những triệu chứng này có thể xảy ra trong suốt ngày hoặc vào ban đêm.

Hen suyễn ở bà bầu nguy hiểm như thế nào?
Những trường hợp hen suyễn trở nặng hơn hay xảy ra vào tháng thứ 6, 7 của thai kỳ và thường nhẹ dần vào những tuần lễ cuối. Cơn hen suyễn cấp tính rất hiếm khi xảy ra trong quá trình người mẹ chuyển dạ.
Hen suyễn ở bà bầu có thể gây ra các biến chứng như: tiền sản giật, xuất huyết âm đạo bất thường, tăng tình trạng nôn nghén. Các nguy cơ đối với thai nhi gồm: chậm phát triển bào thai, sinh non, sinh nhẹ ký hoặc tăng tử vong chu sinh.
Mục tiêu chung của quản lý hen suyễn ở bà bầu là ngăn ngừa cơn hen suyễn cấp tính, tối ưu hóa chức năng hô hấp cho mẹ và bé. Hãy kiểm soát, theo dõi bệnh hen và thông báo thường xuyên cho bác sĩ điều trị để có hướng xử trí kịp thời, giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm.
Cách điều trị hen phế quản ở phụ nữ có thai
Phụ nữ mang thai bị hen phế quản thường có tâm lý chịu đựng triệu chứng và ngại dùng thuốc tân dược vì sợ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Thực tế, việc điều trị và kiểm soát tốt bệnh hen trong khi mang thai sẽ tốt hơn cho người mẹ và an toàn hơn cho thai nhi. Mục đích điều trị hen phế quản ở phụ nữ mang thai là ngăn chặn những cơn thiếu oxy cho mẹ, đồng thời giúp cung cấp oxy đầy đủ cho thai nhi luôn khỏe mạnh.
Hầu hết các thuốc tân dược được chỉ định trong điều trị hen suyễn theo phác đồ của Bộ Y tế hiện nay tương đối an toàn trong thai kỳ. Bác sĩ sẽ lựa chọn kê những loại thuốc phù hợp với tình trạng của từng thai phụ. Đa số đó đều là thuốc ở dạng xịt, hít nên sẽ hạn chế được sự ảnh hưởng tới thai nhi.
Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc xịt hen suyễn mà không có sự cho phép và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Việc sử dụng corticoid uống (đặc biệt trong tam cá nguyệt đầu tiên) phải được cân nhắc kỹ càng. Một số nghiên cứu cho thấy dùng corticoid uống có thể làm tăng nhẹ tỷ lệ hở môi (kèm hoặc không kèm hở hàm ếch) ở trẻ.

Ngoài việc sử dụng thuốc đều đặn, phụ nữ mang thai và cho con bú có thể sử dụng các thảo dược tự nhiên, giúp hỗ trợ điều trị hen phế quản an toàn, không tác dụng phụ.
Những yếu tố sau đây cũng sẽ tác động giúp cho việc kiểm soát tốt hơn cơn hen suyễn ở bà bầu:
- Ngoài thăm khám thai, bà bầu nên thăm khám định kỳ bệnh hen suyễn tại chuyên khoa hô hấp.
- Mọi sự thay đổi, tiến triển của bệnh hen suyễn cũng cần được thông báo cho bác sĩ theo dõi thai kỳ của bạn và ngược lại, sự phát triển của thai nhi cũng cần được cập nhật thường xuyên cho bác sĩ theo dõi điều trị hen suyễn.
- Cơn hen suyễn cấp tính có thể làm giảm oxy cung cấp cho bào thai. Do vậy bất cứ diễn tiến xấu đi nào của các triệu chứng hen phải được giải quyết nhanh chóng để không gián đoạn nguồn oxy truyền đến thai nhi.
- Tìm ra các yếu tố khởi phát cơn hen và tránh tối đa việc tiếp xúc với chúng. Đặc biệt tránh xa những chất dị ứng đã biết, kiêng hoàn toàn thực phẩm làm khởi phát cơn hen trong suốt thai kỳ.
- Sau khi sinh phụ nữ cho con bú nhưng vẫn cần dùng thuốc điều trị hen suyễn. Các thuốc hen suyễn có thể đi vào sữa mẹ nhưng với nồng độ nhỏ nên không đủ sức gây hại cho đứa trẻ.
- Sau sinh nên tiếp tục đánh giá mức độ kiểm soát hen suyễn theo định kỳ, nhận thức nguy cơ gia tăng bệnh hen ở trẻ sơ sinh, phòng bệnh cho trẻ khi mẹ đã mắc bệnh này.
Tóm lại, điều trị hen phế quản ở phụ nữ mang thai giúp hạn chế những tình huống xấu cho cả mẹ lẫn con, đảm bảo sức khỏe cho mẹ và sự phát triển của thai nhi. Chúc các bà bầu sẽ mẹ tròn con vuông. Cần hỗ trợ tư vấn, vui lòng gọi đến hotline 0818.288.717 hoặc truy cập vào website www.chuahensuyen.vn để được dược sĩ PQA tư vấn chuyên sâu.
>>Xem thêm: Cách chữa hen suyễn bằng bài thuốc Nam an toàn tuyệt đối
- Tại sao cơn hen xuất hiện về đêm? 4 Cách giảm hen hiệu quả - Tháng Ba 22, 2023
- Hướng dẫn chi tiết cách dứt điểm hen suyễn sau một liệu trình của PQA - Tháng Hai 6, 2023
- 7 biến chứng COPD trực tiếp đe dọa tới tính mạng - Tháng Bảy 22, 2022