Đợt cấp copd là gì? Phân loại mức độ đợt cấp COPD

0
586
đợt cấp copd
Đợt cấp COPD là gì?

Theo tổ chức Y tế thế giới WHO công bố số liệu thống kê có tới 251 triệu người trên toàn thế giới mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Ở Việt Nam, số ca COPD chiếm 7,1% ở nam giới và nữ giới là 1,9%. COPD là gì? Đợt cấp COPD là gì? Cùng tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh nguy hiểm này trong bài viết dưới đây.

1. Đợt cấp COPD là gì?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính – COPD là tình trạng phổi bị tổn thương, gây khó thở cho người bệnh thậm chí là tử vong.

Đợt cấp COPD là tình trạng các triệu chứng hô hấp của bệnh biến đổi cấp tính, chuyển từ giai đoạn ổn định của bệnh sang đột ngột chuyển biến xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của phổi cũng như cần có 1 phác đồ điều trị mới kịp thời.

Trong một vài trường hợp, bệnh nhân có đợt cấp COPD nhưng không được phát hiện và can thiệp kịp thời làm chậm trễ quá trình điều trị, dẫn đến tiên lượng bệnh trở nên rất nặng.

Những người mắc bệnh COPD có thể gặp 1 đến 2 đợt cấp mỗi năm và thông thường sau mỗi đợt cấp sẽ có xu hướng trở nặng hơn theo thời gian. Yếu tố nguy cơ làm khởi phát và gia tăng đợt cấp COPD bao gồm:

  • Hút thuốc lá hoặc thường xuyên tiếp xúc thuốc lá.
  • Sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm
  • Người trên 40 tuổi, chức năng phổi suy giảm dần.

2. Các triệu chứng đợt cấp COPD

Phổi có nhiệm vụ chính là trao đổi oxy và CO2, chính vì thế, người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ có nhiều khó khăn hơn trong việc trao đổi khí bởi chức năng hoạt động của phổi bị suy giảm.

Các triệu chứng đợt cấp COPD:

  • Khó thở: Khó thở kéo dài hoặc khó thở ngay cả lúc nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng thì cần tìm thuốc hỗ trợ ngay.
  • Thở mạnh, thở ran rít: Thở khò khè cho thấy đường thở có nhiều chất nhầy, mủ hoặc yếu tố gây viêm nhiễm khác.
  • Tăng lo lắng: Lượng oxy đi đến các cơ quan trong cơ thể không đủ làm cơ bắp bị căng ra, tăng các triệu chứng lo âu, hoảng sợ.
  • Thở từ lồng ngực: Ngực di chuyển lên xuống nhanh, hơi thở bất thường cùng với việc bạn thở từ lồng ngực thay vì bụng
  • Ho: Ho nhiều và nặng nề hơn so với bình thường. Ho khan hoặc ho đờm vàng xanh. Khi nằm và ngủ ho nhiều hơn
  • Thay đổi sắc màu trên da, móng tay: trong đợt kịch phát, bạn có thể nhận thấy móng tay chuyển xanh hoặc tím, xung quanh môi có 1 màu xanh, da tái xám.
  • Khó ngủ và chán ăn
  • Đau đầu vào buổi sáng: Đây là dấu hiệu đáng chú ý. Nồng độ oxy trong máu không đủ, CO2 dư thừa sẽ gây ra đau đầu sau 1 giấc ngủ qua đêm.
  • Sốt: Khi bị nhiễm trùng hoặc bắt đầu 1 đợt cấp COPD, cơ thể sẽ phản ứng bằng việc sốt.
  • Không đủ sức nói: Người mắc bệnh phổi, suy hô hấp sẽ thấy mệt mỏi và không đủ sức để nói chuyện bình thường.
triệu chứng của đợt cấp copd
Triệu chứng đợt cấp COPD

3. Phân loại mức độ đợt cấp COPD

Tùy theo cách chia mức độ đợt cấp COPD mà sẽ có sự phân loại khác nhau. Thông thường sẽ có 3 loại: nhẹ – trung bình – nặng.

3.1. Phân loại mức độ đợt cấp COPD theo Anthonisen

  • Đợt cấp COPD nhẹ: có 1 trong 3 biểu hiện nặng như khó thở, ho đờm màu đục/ vàng, thở rít, sốt không lý do. Nhịp thở và nhịp tim tăng hơn 20% so với ban đầu.
  • Đợt cấp COPD trung bình: có 2 trong 3 biểu hiện nặng: khó thở, số lượng đờm, ho đờm màu đục/vàng.
  • Đợt cấp COPD nặng: có cả 3 triệu chứng khó thở, số lượng đờm, ho đờm màu đục/vàng. Người bệnh có thể được kê đơn dùng kháng sinh.

3.2. Phân loại mức độ đợt cấp COPD theo ATS/ ERS

  • Đợt cấp COPD nhẹ: cảm thấy khó thở khi đi nhanh hoặc leo cầu thang. Có 1 trong 4 triệu chứng: đờm mủ, sốt cao, phù nề hoặc tím. Điều trị bằng cách tăng liều thuốc hàng ngày.
  • Đợt cấp COPD trung bình: khó thở khi đi chậm trong phòng, có hiện tượng co kéo hô hấp, hõm ức. Có 2 trong 4 triệu chứng: đờm mủ, sốt cao, phù nề hoặc tím. Điều trị bằng corticoid toàn thân hoặc thuốc kháng sinh.
  • Đợt cấp COPD nặng: khó thở dữ dội ngay cả khi nghỉ ngơi, xuất hiện co kéo hô hấp và hõm ức, có 3 hoặc cả 4 triệu chứng: đờm mủ, sốt cao, phù nề hoặc tím. Người bệnh cần nhập viện để sớm can thiệp kịp thời.

3.3. Phân loại mức độ đợt cấp COPD theo  GOLD 2017

  • Đợt cấp COPD nhẹ: dùng thuốc giãn phế quản tác dụng thời gian ngắn (SABDs)
  • Đợt cấp COPD trung bình: Điều trị SABDs, kháng sinh và corticosteroid đường uống.
  • Đợt cấp COPD nặng: Bệnh nhân suy hô hấp cấp cần nhập viện để can thiệp điều trị kịp thời.

4. Phương pháp điều trị đợt cấp COPD

Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị đợt cấp COPD triệt để. Tuy nhiên, người bệnh cần thăm khám và điều trị sớm nhằm kiểm soát tốt căn bệnh.

Tham khảo một vài phương pháp sau đây:

4.1. Điều trị dùng thuốc

  • Thuốc giãn phế quản: Người bệnh sẽ được bác sĩ kê đơn sử dụng thuốc giãn phế quản có tác dụng kéo dài kết hợp với thuốc có tác dụng ngắn.
  • Kháng sinh: Kháng sinh chỉ được khuyến cáo dùng cho mức độ COPD trung bình. Khi bệnh nhân có đờm mủ. Thời gian sử dụng kháng sinh khoảng 10-14 ngày. Bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ.
  • Corticosteroid: được kê đơn cho tất cả các trường hợp. Một số loại corticosteroid như Prednisolon, Methylprednisolon.
  • Thuốc kháng cholinergic: Loại thuốc này sẽ được chỉ định sử dụng đồng thời hoặc xen kẽ với các thuốc kích thích beta nhằm làm giãn phế quản.
  • Thuốc cường beta 2 adrenergic: thuốc có tác dụng giãn phế quản và thường được sử dụng ở hình thức khí dung, xịt , uống hoặc truyền tĩnh mạch.
Thuốc điều trị COPD
Thuốc điều trị COPD

4.2. Điều trị không dùng thuốc

  • Bổ sung oxy: Trong các đợt cấp COPD, người bệnh sẽ gặp tình trạng thiếu oxy trầm trọng cần được bổ sung. Oxy sẽ được kê liều thấp, dưới 3l/phút. Đồng thời trong quá trình bổ sung oxy, bệnh nhân sẽ được theo dõi cẩn thận để hỗ trợ thông khí kịp thời
  • Thở máy: Có 2 dạng thở máy là thở máy không xâm nhập ( không đặt nội khí quản) và thở máy xâm nhập ( đặt nội khí quản) nhằm giúp bệnh nhân thở dễ dàng hơn.

4.3. Điều trị chuyên sâu theo liệu pháp Đông y

Trên thực tế việc điều trị COPD theo tây y chỉ là giải pháp điều trị kiểm soát tạm thời và hầu hết về lâu về dài người bệnh đều chuyển hướng sang sử dụng Đông y. Theo Đông Y, COPD được gây ra bởi Tỳ – Phế – Thận bị hư nhược làm cho phong hàn xâm nhập vào cơ thể gây nên tình trạng ho kèm theo khó thở. Nên muốn điều trị dứt điểm COPD cần phải thực hiện “Bổ chính khu tà”. Nghĩa là tăng sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể, phục hồi chức năng của Tỳ, Phế, Thận. Làm cho cơ thể khỏe lên, tăng sức đề kháng. Từ đó đẩy hết các hàn tà tích tụ trong người ra bên ngoài thì mới loại bỏ được bệnh.

PQA Hoàng Kim của Dược phẩm PQA chính là dòng sản phẩm thể hiện tốt nhất khả năng hỗ trợ điều trị COPD theo đúng nguyên tắc chữa trị của Đông y. Sản phẩm được nghiên cứu phát triển dựa trên bài “Thanh Doanh Thang” kết hợp với công nghệ sản xuất hiện đại tại nhà máy đạt chuẩn GMP. Từ đó đem lại hiệu quả:

✅Bổ phế, làm dịu họng, giảm ho, giảm rát họng

✅Long đờm, loại bỏ đờm nhầy viêm nhiễm sâu trong phế tạng

✅Thông phế khí, thông thoáng đường thở cho người COPD

✅Tăng hệ miễn dịch đường hô hấp, phục hồi tổn thương phế khí

✅Thúc đẩy phục hồi chức năng Tỳ – Phế –  Thận ngừa tái phát triệu chứng COPD

Sử dụng ĐÚNG VÀ ĐỦ liệu trình chính là cách giúp người bệnh thoát khỏi COPD một cách hiệu quả nhất.

Để hỗ trợ điều trị COPD hiệu quả người bệnh nên sử dụng kết hợp thêm các dòng sản phẩm bổ trợ khác của PQA như: 

pqa hoàng kim và hoàng kỳ
Bổ tỳ, Bổ khí giúp sạch đờm, hết ho, hết khó thở
PQA hoàng kim và bát tiên trường thọ
Tăng cường sức khỏe giúp sạch đờm, hết ho, hết khó thở
Bộ sản phẩm giúp thông thoáng đường thở, hết khó thở, đẩy lùi COPD
Bộ sản phẩm hoàn hảo giúp thông thoáng đường thở, hết khó thở, đẩy lùi COPD

Mỗi người bệnh, chuyên gia sẽ tư vấn liệu trình điều trị tương ứng với tình trạng và cơ địa. Để được tư vấn cụ thể về liệu trình tương ứng hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo hotline 0818.288.717, chuyên gia của chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ giải đáp hoàn toàn miễn phí. Dược sĩ PQA cũng sẽ thường xuyên gọi điện, chăm sóc, căn chỉnh liều dùng cho bệnh nhân. Trong suốt quá trình sử dụng để sản phẩm đạt hiệu quả tốt nhất.

Bên trên là thông tin chi tiết liên quan đến câu hỏi “đợt cấp COPD là gì?”. Hi vọng bạn đọc cảm thấy bổ ích và có ý thức nâng cao sức khỏe để phòng ngừa hạn chế tối đa mắc căn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Chúc bạn và người thân luôn khỏe mạnh!

Bs. Trần Quang Đạt

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây