Hen phế quản bội nhiễm là gì? 6 biến chứng ai cũng có thể gặp phải

0
461
Hình ảnh hen phế quản bội nhiễm
Hình ảnh hen phế quản bội nhiễm

Hen phế quản bội nhiễm là gì? biến chứng của bệnh có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều người. Trong bài viết này, các chuyên gia PQA sẽ giúp bạn hiểu rõ những vấn đề đó. 

Hen phế quản là bệnh gì?

Hen phế quản còn được gọi là hen suyễn, là một bệnh lý đường hô hấp được đặc trưng bởi tình trạng viêm đường thở mãn tính. Khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích, phế quản của người bệnh sẽ trở nên nhạy cảm và phản ứng một cách dữ dội. Biểu hiện của nó là các triệu chứng như: khó thở, khò khè, nặng ngực và ho. Tùy vào mức độ kích thích và cơ địa của từng bệnh nhân mà cơn hen phế quản biểu hiện ở mức độ nặng nhẹ khác nhau.

Bệnh hen phế quản bội nhiễm là gì?

Hen phế quản bội nhiễm là một nhiễm trùng đường hô hấp, xảy ra trên bệnh nền là hen phế quản, thường sẽ xuất hiện sau mỗi đợt hen. Do dịch hô hấp sẽ có vi khuẩn, khi nó ứ đọng quá lâu trong đường hô hấp sẽ gây ứ trệ quá trình lưu thông, dẫn đến hen bội nhiễm. 

Hình ảnh hen phế quản bội nhiễm
Hen phế quản bội nhiễm

Bội là nhiều, nhiễm là nhiễm trùng. Hiểu tổng thể hen phế quản bội nhiễm là ngoài bệnh lý chính là hen phế quản ra, người bệnh còn nhiễm thêm vi trùng, vi khuẩn, virus khác trên bệnh lý nền này. 

Để xác định bệnh có nặng hay không cần tiên lượng tùy thuộc các yếu tố sau:

  • Bệnh nền hen phế quản của bệnh nhân: mức độ lên cơn hen, tần số xuất hiện cơn hen trong 1 năm, khả năng kiểm soát cơn hen bằng thuốc và khả năng bệnh đáp ứng với thuốc dự phòng. 
  • Thể trạng chung của bệnh nhân.
  • Tần suất bội nhiễm cho mỗi cơn hen.
  • Tính chất mỗi đợt bội nhiễm nặng hay nhẹ và mức độ đáp ứng với điều trị từng đợt.

6  biến chứng cực nguy hiểm do hen phế quản bội nhiễm

Khi bị hen phế quản bội nhiễm, các ổ nhiễm trùng có thể di chuyển xuống nhu mô phổi và phế nang. Hậu quả là viêm phổi, viêm các cơ quan hô hấp khác và khiến quá trình điều trị hen phế quản trở nên khó khăn hơn. Dưới đây là 6 biến chứng của hen phế quản bội nhiễm, có thể đe dọa đến tính mạng bệnh nhân:  

1. Viêm phế quản

Biểu hiện đặc trưng là sốt, khó thở tăng, đờm nhiều màu vàng hoặc xanh do nhiễm khuẩn. Xét nghiệm đờm thấy bạch cầu thoái hóa và có tạp khuẩn. Xét nghiệm máu thấy bạch cầu đa nhân trung tính tăng. Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa nóng – lạnh, nhiệt độ thay đổi đột ngột, độ ẩm không khí cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và virus sinh sôi, gây ra các đợt cúm, viêm nhiễm đường hô hấp và vùng tai – mũi – họng. 

2. Khí phế thũng

Khí phế thũng hay còn gọi là bệnh giãn phế nang. Đây là tình trạng vách phế nang trong phổi mất tính co giãn, các phế nang trở nên yếu và dễ vỡ hơn. Cuối cùng sẽ gây ra sự tắc nghẽn đường dẫn khí. Khả năng trao đổi oxy và CO2 giảm đi khiến bệnh nhân khó thở khi gắng sức, thở ra ít, môi và các đầu chi tím tái, ho khạc đờm nhiều.

3. Tâm phế mãn tính

Là trường hợp phì đại và giãn tâm thất phải thứ phát do tăng áp lực động mạch phổi. Triệu chứng điển hình là thở gắng sức, tím tái, gan có thể to hoặc mấp mé bờ sườn, đau vùng hạ sườn phải.  

4. Suy hô hấp

Là tình trạng cơ thể không được cung cấp đủ oxy để duy trì sự sống của cơ thể. Bệnh thường gặp ở những người mắc hen ác tính hoặc hen cấp tính. Biểu hiện là khó thở, thở nhanh. Đôi khi ngừng thở, phải dùng máy hỗ trợ thở, tím tái liên tục. 

Suy hô hấp là một trong những nguyên nhân gây tử vong của bệnh hen. Do tình trạng kéo dài sẽ khiến não thiếu oxy, cơ thể ngừng hô hấp, tim ngừng đập. Những trường hợp này bệnh nhân thường lên cơn ngạt thở đột ngột, làm tăng CO2 trong máu. Cuối cùng là bị hôn mê và tử vong.

5. Xẹp phổi

Một biến chứng nữa của bệnh hen phế quản bội nhiễm là xẹp phổi. Đây là tình trạng giảm hoặc mất sự giãn nở không hoàn toàn của nhu mô phổi.

6. Tràn khí màng phổi

Lúc này các phế nang giãn rộng, tại những vùng phế nang giãn mạch máu thưa thớt, áp lực trong phế nang tăng mạnh. Khi người bệnh ho mạnh hay hoạt động quá sức, các thành phế nang dễ bị bục vỡ.  Bệnh tràn khí màng phổi thường gặp ở khoảng 5% hen mãn tính, là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở người bệnh hen suyễn. 

Phòng tránh hen phế quản bội nhiễm, giảm thiểu tối đa các biến chứng bằng cách chủ động kiểm soát bệnh hen và kiểm tra sức khỏe định kỳ. Ngay khi có triệu chứng của tình trạng hen phế quản bội nhiễm, phải thông báo ngay cho bác sĩ để được điều trị kịp thời. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về hen phế quản bội nhiễm và có cách điều trị, phòng ngừa hiệu quả hơn. Để biết thêm thông tin về bệnh vui lòng gọi tới hotline 0818.288.717 chuyên gia sẽ giải đáp.

>>Xem thêm: Các loại thuốc trị hen suyễn hiệu quả nhất hiện nay

Bs. Trần Quang Đạt

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây