Hen suyễn là gì: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết cơn hen cấp tính

0
744
Bệnh hen suyễn gây bít tắc đường thở
Bệnh hen suyễn gây bít tắc đường thở

Dân gian gọi hen phế quảnhen suyễn hay còn gọi là bệnh suyễn (Asthma) là một bệnh lý viêm mạn tính của phế quản thuộc hệ hô hấp, trong đó có sự tham gia của nhiều tế bào và thành phần tế bào, có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày và thể lực của người bệnh. Hiểu tường tận về hen suyễn sẽ giúp ích trong việc kiểm soát bệnh hiệu quả. 

Bệnh hen suyễn là gì?

Theo các tài liệu y khoa, bệnh hen suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường thở, làm tăng tình trạng co thắt, phù nề, gây tắc nghẽn, tiết đờm và làm hạn chế luồng khí thở. Khi mắc hen suyễn, người bệnh sẽ phải đối mặt với những cơn suyễn cấp tính với các triệu chứng như vô cùng khó thở, tức ngực, ho, khò khè (theo Wikipedia).

Bệnh hen suyễn gây bít tắc đường thở
Hình ảnh bệnh hen suyễn gây bít tắc đường thở

Cơn suyễn xảy ra thì các mặt trong của đường thở sẽ sưng lên khiến diện tích đường thở co lại và người bệnh có thể không có đủ oxy để cung cấp cho cơ thể. Do đó, cần phải xử trí kịp thời khi cơn hen cấp tính xảy ra để tránh hậu quả đáng tiếc.

Nguyên nhân gây hen suyễn

Đến nay, giới y khoa chưa xác định được nguyên nhân thực sự gây bệnh hen phế quản. Dù vậy, tất cả các nghiên cứu đều cho thấy tác nhân gây bệnh có sự phối hợp giữa yếu tố môi trường và di truyền.

Việc tiếp xúc với các tác nhân có thể khởi phát các triệu chứng của bệnh hen suyễn như: co thắt phế quản, tăng tiết dịch nhầy và viêm phế quản.

Nguyên nhân và tác nhân gây hen suyễn
Nguyên nhân và tác nhân gây hen suyễn

1. Các yếu tố có thể khởi phát cơn hen suyễn bao gồm:

  • Khói thuốc lá: Nếu bị hen suyễn, tốt nhất là bỏ thuốc và tránh xa khói thuốc lá do người khác hút.
  • Khói do đốt gỗ, cỏ, khói hương hoặc bụi than: Hít phải quá nhiều khói này có thể gây cơn suyễn. Nếu có thể được thì tránh đốt gỗ ở trong nhà và xung quanh nhà.
  • Ô nhiễm không khí ngoài trời: Đó có thể là khói, bụi từ các nhà máy, xe hơi và các nguồn khác. Tốt nhất, hãy chú ý tới dự báo thời tiết trên đài phát thanh, truyền hình và kiểm tra nồng độ ô nhiễm không khí mỗi ngày để có kế hoạch hoạt động ngoài trời phù hợp.
  • Lông thú nuôi: Lông thú nuôi có thể gây ra cơn suyễn, vì thế hãy tắm thú nuôi hàng tuần và để chúng bên ngoài càng nhiều càng tốt. Tuyệt đối không cho thú nuôi lên sofa, giường ngủ, chăn, nệm… Hãy hút bụi lông của thú nuôi và lau sàn nhà thường xuyên.
  • Nấm mốc: Nếu thường xuyên hít thở phải nấm mốc thì có thể gây ra cơn hen suyễn. Vì thế, cần phải loại bỏ nấm mốc trong môi trường sống. Độ ẩm cao trong không khí sẽ làm nấm mốc phát triển. Tốt nhất, nên giữ độ ẩm dưới 50% (có thể kiểm tra bằng ẩm kế). Để điều chỉnh độ ẩm theo mong muốn, hãy sử dụng máy điều hòa không khí hoặc máy giảm độ ẩm. Mức độ ẩm sẽ thay đổi theo thời gian trong ngày nên cần kiểm tra độ ẩm nhiều lần trong ngày.
  • Mạt bụi: Là những con bọ li ti có hầu hết ở mọi nhà, chúng có thể kích thích để gây ra cơn hen suyễn. Mạt bụi thường trú ẩn ở gối nhồi lông ngỗng, chăn bông, chăn lông, sofa vải nỉ hoặc thú nhồi bông…
  • Dị ứng với gián: Gián thường xuất hiện ở những nơi có thức ăn và vụn thực phẩm. Để đuổi chúng đi, hãy dọn nhà thường xuyên. Ít nhất từ 2 đến 3 ngày, hút bụi hoặc quét các nơi có thể xuất hiện gián. Dùng bẫy hoặc keo dính trên đường đi của gián để giảm số gián trong nhà.

>>Xem thêm: Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?

2. Các nguyên nhân khác có thể kể tới như:

  • Cảm cúm (flu) gây nhiễm trùng đường thở, cảm lạnh, và siêu vi hợp bào hô hấp (respiratory syncytial virus, hay RSV) có thể gây cơn suyễn.
  • Viêm xoang, dị ứng, hít phải một số chất hóa học, bị trào ngược axit có thể gây ra cơn suyễn
  • Tập thể dục quá sức
  • Do sử dụng một số loại thuốc và có tác dụng phụ ảnh tới phế quản
  • Do thời tiết xấu như: bão hoặc độ ẩm cao; hít vào không khí lạnh hoặc khô..
  • Cảm xúc bị kích động mạnh, gây ra thở gấp hoặc gọi là chứng thở quá nhanh, có thể gây cơn suyễn.

Triệu chứng bệnh hen phế quản

Triệu chứng hen suyễn sẽ thay đổi tùy theo cơ địa từng bệnh nhân. Người bệnh có thể thường xuyên phải đối mặt với các cơn hen phế quản hoặc chỉ sau khi tiếp xúc với các yếu tố khởi phát. Cụ thể, dấu hiệu bệnh hen suyễn sẽ có các đặc trưng như:Thở nhanh, thở dốc

  • Ho, khạc đờm
  • Thở rít, thở khò khè.
  • Cảm giác bóp nghẹn hoặc đau ngực.
  • Rối loạn giấc ngủ, ngáy do khó thở, ho, thở rít xuất hiện vào ban đêm.

Khi bệnh trở nặng, người bệnh sẽ phải đối mặt với tần suất xuất hiện cơn hen suyễn dày đặc. Lúc ấy, dấu hiệu hen suyễn như chứng khó thở sẽ càng thêm nghiêm trọng và bệnh nhân cần được sử dụng thuốc cắt cơn thường xuyên hơn.

Cơn hen phế quản xảy ra khiến người bệnh thở dốc, thở rít tiến triển nhanh. Nếu các biểu hiện của bệnh hen phế quản không thuyên giảm khi sử dụng thuốc giãn phế quản đường hít (albuterol), thì cần đến các cơ sở y tế lập tức để được cấp cứu kịp thời.

Khi không được điều trị kịp thời, hen suyễn dễ chuyển biến nặng thành các biến chứng nguy hiểm. Bác sĩ Trần Quang Đạt –  nguyên là trưởng Khoa Châm cứu tại Đại học Y Hà Nội đã có những chia sẻ sâu sắc về biến chứng như sau:

Bác sĩ Trần Quang Đạt nói về biến chứng của Hen Suyễn – YouTube 

Đối tượng mắc bệnh hen suyễn

Thuốc lá và khói thuốc lá gây khởi phát cơn hen
Thuốc lá và khói thuốc lá gây khởi phát cơn hen

Nếu nằm trong nhóm những đối tượng sau, hãy luôn cảnh giác vì bạn là người có nguy cơ rất cao mắc hen phế quản:

  • Tiền sử di truyền: trong gia đình có người thân mắc bệnh hen suyễn.
  • Có tiền sử bị dị ứng, mắc các bệnh lý như viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Hút thuốc lá hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc lá.
  • Làm công việc liên quan đến nghề nghiệp như khói bụi, hóa chất dùng trong nông nghiệp, xây dựng.

Bệnh hen suyễn ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống nên nhiều người lo sợ bệnh có thể lây nhiễm. Tuy nhiên, đây không phải là bệnh truyền nhiễm mà là căn bệnh có yếu tố di truyền và nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến các yếu tố môi trường. Do đó, việc dùng chung các vật dụng sinh hoạt hàng ngày hay tiếp xúc thân mật, thường xuyên với người bị bệnh hen suyễn sẽ không gây bệnh cho người khác.

>>Xem thêm: Hen phế quản ở trẻ em, bố mẹ xem ngay phương pháp điều trị hiệu quả

Đẩy lùi bệnh hen suyễn

Dù không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được các triệu chứng khó thở, tức ngực của hen phế quản. Từ đó giải quyết được các vấn đề gây ảnh hưởng xấu tới cuộc sống của người bệnh. Mục tiêu điều trị hen phế quản là:

  • Giảm tần suất và các triệu chứng của cơn hen. Tránh các yếu tố khởi phát cơn hen cấp tính.
  • Thuốc điều trị cần đảm bảo kiểm soát được các triệu chứng của bệnh.

1. Điều trị bằng thuốc:

Nhiều loại thuốc được chỉ định trong việc điều trị hen suyễn, bao gồm:

  • Thuốc corticoid dạng hít: Được sử dụng phổ biến nhất với tác dụng chính là giảm tình trạng viêm ở các phế quản do các dị nguyên gây ra.
  • Thuốc corticosteroid dạng uống: Thuốc có tác dụng ngắn và làm giảm nhanh cơn hen phế quản. Tuy nhiên nhóm thuốc này có nhiều tác dụng phụ nếu sử dụng trong thời gian dài.
  • Thuốc kháng Leukotriene: Chỉ dùng cho hen nhẹ và dùng phối hợp với các loại thuốc khác, ít có tác dụng phụ.
  • Thuốc chủ vận beta tác dụng ngắn (SABA): Tác dụng giãn phế quản, được dùng để cắt cơn hen phế quản.
  • Thuốc chủ vận beta tác dụng kéo dài (LABA): Có tác dụng giống với nhóm thuốc SABA nhưng thời gian tác dụng kéo dài hơn với mục đích kiểm soát cơn hen phế quản.
  • Thuốc Omalizumab (Xolair): Chỉ định trong các trường hợp hen dị ứng do giảm lượng ige tự do.
  • Thuốc Theophylline: có tác dụng giãn phế quản và phế nang, ít khi được dùng.

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc kể trên, bệnh nhân hen suyễn cần thay đổi lối sống, nghề nghiệp, tránh xa các nguyên gây bệnh để tăng hiệu quả điều trị. Hầu hết thuốc trị hen suyễn đều có tác dụng phụ ngoài ý muốn, do đó hãy kể rõ về tình trạng sức khỏe bản thân và hỏi kỹ bác sĩ về tác dụng ngoại ý của thuốc trước khi sử dụng. Do đó hướng điều trị khác được nhiều người tìm hiểu và chọn lựa chính là chữa hen suyễn bằng Đông y.

2. Đông y xử lý hen phế quản

Theo Đông y, hen phế quản thuộc chứng Háo Suyễn – Háo Rỗng, tức là khí không được liễm nạp về thận, tỳ dương hư yếu thủy thấp ứ đọng sinh ra đờm. Trong cổ họng phát ra tiếng gọi là háo (hen) thở hít gấp gáp, khí đưa lên nhiều mà đưa xuống ít gọi là (suyễn). Hen phế Quản liên quan trực tiếp tới 3 Tạng Tỳ – Phế – Thận, do 3 tạng này suy yếu và không được điều hòa gây nên.

Bác sĩ Trần Quang Đạt phân tích nguyên nhân nên chọn lựa sử dụng phương pháp Đông y điều trị hen suyễn

Điều trị hen phế quản tận gốc theo nguyên lý của y học cổ truyền là tập trung vào việc điều hòa toàn thân, cân bằng tạng phủ. Một mặt nâng cao chức năng các Tạng Tỳ – Phế – Thận bị suy yếu, mặt khác điều hòa hoạt động giữa các Tạng.

Sức đề kháng tăng, sức khỏe được cải thiện, các triệu chứng tại phế quản giảm rõ rệt, hết viêm, đờm được tiêu trừ và không gây ho, từ đó các cơn hen kịch phát giảm dần. Ưu điểm của Đông y là chiết xuất thảo dược, không gây độc hại với cơ thể, không dẫn tới hiện tượng nhờn thuốc, bệnh cải thiện dần dần, không có xu hướng nặng lên.

cách dứt điểm hen suyễn
Siro PQA Hen Suyễn – Thông thoáng đường thở cho người hen suyễn

Siro PQA Hen Suyễn được biết đến là sự kết hợp của bài thuốc “Định Suyễn Thang” và công nghệ hiện đại để chế xuất. Sản phẩm giúp loại bỏ bệnh hen suyễn – hen phế quản tận gốc theo cơ chế:

  • Phát tán phong hàn, đẩy hết đờm, dịch nhầy ra ngoài phế quản
  • Giúp làm sạch phế nang: đường thở được thông thoáng, hơi thở sâu, cơ thể nhẹ nhàng dễ chịu.
  • Điều hòa phế khí: không cho khí nghịch lên, gây tức ngực khó thở
  • Tập trung vào gốc sinh bệnh thông qua việc điều hòa toàn thân, cân bằng tạng phủ.

Từ đó, các dấu hiệu của bệnh thuyên giảm rõ rệt, hết viêm, đờm không sinh và được tiêu trừ, ho giảm. Sản phẩm tuyệt đối an toàn, được Bộ Y tế chứng nhận và cấp phép lưu hành toàn quốc trước khi xuất xưởng đến tay người tiêu dùng.

Phòng ngừa bệnh hen suyễn

Hãy dự phòng các cơn hen phế quản bằng các cách sau:

  • Tiêm phòng cúm hàng năm.
  • Tránh tiếp xúc với các dị nguyên khởi phát cơn hen
  • Nhanh chóng nhận diện các cơn hen cấp tính như: hen ho, thở dốc hay thở rít.
  • Điều trị các cơn hen phế quản nhanh chóng và nghiêm túc để dự phòng các đợt cấp tiến triển nặng nề hơn
  • Không được tự ý ngưng sử dụng thuốc ngay khi thấy triệu chứng thuyên giảm.
  • Tuân thủ phác đồ điều trị, khám bệnh theo định kỳ.
  • Cần gặp bác sĩ ngay khi có dấu hiệu của cơn hen nặng.
  • Nếu phải tăng tần suất sử dụng thuốc hít cắt cơn nhanh có nghĩa là bệnh lý hen suyễn chưa được kiểm soát tốt.
Phòng ngừa khi cơn hen khởi phát
Phòng ngừa khi cơn hen khởi phát

Trên đây là những thông tin đầy đủ và quan trọng nhất về bệnh hen suyễn. Cần được hỗ trợ, vui lòng gọi vào hotline 0818 288 717 , dược sỹ của chúng tôi sẽ giúp giải đáp mọi thắc mắc của bạn.

>>Có thể bạn quan tâm: Cách Phân biệt bệnh hen suyễn và COPD

Bs. Trần Quang Đạt

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây