Tham khảo ngay phác đồ điều trị COPD của Bộ Y Tế được cập nhật mới nhất 2022 dưới đây để giúp các bệnh nhân COPD viêm phổi mãn tính tìm ra được hướng điều trị tốt nhất và đạt kết quả cao.
Sự nguy hiểm của bệnh COPD đã và đang tác động rất nhiều tới mọi mặt đời sống của bệnh nhân, do đó những thông tin của Bộ Y Tế dưới đây sẽ là giải pháp để những ai đang khổ sở với nó có thể tham khảo và ứng dụng.
1. Khái quát về bệnh COPD
COPD là cụm từ viết tắt của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính – một trong nhiều nhóm bệnh nguy hiểm được Bộ Y Tế cảnh báo trong nhiều năm gần đây. Bệnh nhân sẽ phải đối mặt với tình trạng khí phế thũng, tức túi khí phổi bị tổn thương nghiêm trọng.
1.1. Nguyên nhân:
Bệnh nhân nghiện thuốc lá, thuốc lào hoặc bị tác động bởi khói thuốc có tỉ lệ mắc bệnh rất cao. Khói thuốc khiến chức năng phổi bị suy giảm.
Tình trạng ô nhiễm ở môi trường sống hoặc làm việc như khói thải từ nhà máy công nghiệp, bụi vô cơ, hoá chất độc hại; ô nhiễm không khí là nguyên nhân rất phổ biến gây nên bệnh COPD khiến phổi bị tác động nặng nề.
1.2. Triệu chứng:
Đầu tiên chính là tình trạng ho, khạc ra đờm trong thời gian dài và nhất là buổi sáng. Hiện tượng khó thở nhất là khi gắng sức làm việc gì đó, thậm chí là đi bộ hoặc đang nghỉ ngơi.
Tình trạng đờm trong cổ họng khác lạ so với bình thường như có màu đục hơn so với bình thường, đờm nhiều liên tục hơn làm ảnh hưởng tới sinh hoạt và sức khỏe.

1.3. Các giai đoạn bệnh
Bệnh COPD tiến triển qua 4 giai đoạn bệnh như sau:
- COPD giai đoạn 1: thể tích khí thở ra FEV1 ≥ 80% đang ở trong mức độ nhẹ.
- COPD giai đoạn 2: thể tích khí thở ra FEV1 = 50% – 80% mức độ trung bình.
- COPD giai đoạn 3: thể tích khí thở ra FEV1 = 30% – 50% mức độ nặng.
- COPD giai đoạn 4: thể tích khí thở ra FEV1 ≤ 30% mức độ rất nặng.
2. Phác đồ điều trị COPD bộ y tế cho bệnh nhân bị viêm phổi mãn tính
2.1. Biện pháp điều trị chung theo từng cấp độ
Mức độ | Tiêu chuẩn |
Nhẹ | Cần dùng kháng sinh, không cần corticoid toàn thân. Không có dấu hiệu suy hô hấp trên lâm sàng và/hoặc khí máu. |
Trung bình | Đợt cấp cần điều trị corticoid đường tĩnh mạch, có hoặc không kháng sinh. Không có dấu hiệu suy hô hấp trên lâm sàng và/hoặc khí máu. |
Nặng | Suy hô hấp với giảm oxy máu, nhưng không tăng CO2, không toan máu; PaO2< 60 mmHg và PaCO2< 45mmHg. |
Rất nặng | Suy hô hấp với tăng CO2 máu, còn bù, nhưng không toan máu, PaO2< 60 mmHg, PaCO2> 45 mmHg, và pH > 7,35. |
Đe dọa cuộc sống | Suy hô hấp với tăng CO2 máu, mất bù, kèm toan máu, PaO2< 60 mmHg, PaCO2> 45 mmHg, và pH < 7,35. |
Đối với trường hợp từ tình trạng nặng trở đi thì các bác sĩ sẽ chỉ định nhập viện điều trị với tất cả các bệnh nhân.
2.2. Phác đồ điều trị copd đợt cấp mức độ nhẹ
Đối với tình trạng bệnh nhân bị viêm phổi mãn tính ở cấp độ nhẹ, phác đồ điều trị copd bộ y tế sẽ như sau:
- Tiến hành điều trị và tăng (nếu cần) liều thuốc giãn phế quản phun, hít 4-6 lần/ngày.
- Dùng thuốc giãn phế quản đường uống nếu không có thuốc đường hít: Salbutamol 4 mg x 4 viên/ngày chia 4 lần hoặc Terbutaline 2.5 mg x 4 viên/ngày.
- Prednisolon uống 1mg/kg/ngày.
- Kháng sinh: chỉ định khi có dấu hiệu nhiễm trùng: Betalactam/kháng Betalactamase (Amoxicillin/acid clavulanic; Ampicillin/Sulbactam): 3g/ngày hoặc Cefuroxim: 2g/ngày hoặc (Ticarcilin/ Acid- Clavulanic 3g/24giờ hoặc Moxifloxacin: 400 mg/ngày hoặc Levofloxacin: 750 mg/ngày.
2.3. Phác đồ điều trị đợt cấp mức độ trung bình
- Tiếp tục các biện pháp điều trị ở trên kết hợp theo dõi mạch huyết áp, nhịp thở, SpO2.
- Thở oxy 1-2l /phút sao cho SpO2> 90% và thử lại khí máu sau 30 phút nếu có điều kiện.
- Tăng số lần xịt hoặc khí dung các thuốc giãn phế quản lên 6 – 8 lần với các thuốc giãn phế quản cường β2 phối hợp với kháng Cholinergic: Fenoterol/ Ipratropium hoặc Salbutamol/Ipratropium.
- Không đáp ứng với các thuốc khí dung thì dùng Salbutamol, Terbutalin truyền tĩnh mạch với liều 0,5-2 mg/giờ, điều chỉnh liều thuốc theo đáp ứng của bệnh nhân. Truyền bằng bơm tiêm điện hoặc bầu đếm giọt.
- Methylprednisolon: 2 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch chia làm 2 lần.
- Kháng sinh: chỉ định khi có dấu hiệu nhiễm trùng: Cefotaxim 1 g x 3 lần/ngày hoặc Ceftriaxon 1 g x 3 lần /ngày hoặc Ceftazidim 1g x 3 lần/ngày Ticarcillin 3-6g/giờ; phối hợp với nhóm Aminoglycosid 15mg/kg/ngày hoặc Fluoroquinolon (Ciprofloxacin 1g/ngày, Levofloxacin 750mg/ngày…).
– Thông khí nhân tạo không xâm nhập (TKNTKXN) (BiPAP) khi có ít nhất 2 tiêu chuẩn sau:
- Khó thở vừa tới nặng, có co kéo cơ hô hấp phụ và hô hấp nghịch thường.
- Toan hô hấp nặng (pH: 7,25 – 7,30) và PaCO2 45 – 65 mmHg.
- Tần số thở > 25 lần/phút.
- Nếu sau 60 phút TKNTKXN, các thông số: PaCO2 tiếp tục tăng và PaO2 tiếp tục giảm hoặc có triệu chứng lâm sàng tiếp tục xấu đi cần chuyển sang thông khí nhân tạo xâm nhập (TKNTXN).
2.4. Thở oxy điều trị COPD tại nhà
Đối với bệnh nhân viêm phổi mãn tính COPD ở mức độ nặng bác sĩ sẽ chỉ định có sẵn máy thở oxy tại nhà, với tiêu chuẩn điều trị như sau:
- Thở oxy 1- 3 lít/phút, duy trì SpO2 ở mức 90 – 92%.
- Chỉ định điều trị oxy dài hạn: Bn COPD giai đoạn IV có biểu hiện: . PaO2 < 55 mmHg hoặc SaO2 < 88% có kèm hay không tăng CO2 máu. . PaO2 từ 55 – 60 mmHg hoặc SaO2 < 88%, có bằng chứng tăng áp phổi, phù ngoại biên, suy tim sung huyết, đa hồng cầu.
- Dụng cụ cung cấp oxy nên là mặt nạ (face mask) hoặc ống thông mũi (nasal cannula), FiO2 từ 24 – 35%, tối thiểu 15 giờ/ngày.

2.5. Sử dụng thuốc giãn phế quản
Bệnh nhân có thể kết hợp nhiều nhóm thuốc giãn phế quản.
– Nhóm cường beta-2:
- Salbutamol 5mg x 3 – 6 nang/ngày (khí dung), hoặc terbutalin 5mg x 36 nang/ngày (khí dung) hoặc salbutamol 100mcg x 2 nhát xịt/mỗi 3 giờ.
- Salbutamol 4 mg x 4 viên/ngày, uống chia 4 lần.
- Terbutaline 2.5 mg x 4 viên/ngày, uống chia 4 lần.
- Bambuterol 10mg x 1-2 viên (uống).
– Nhóm kháng cholinergic:
- Ipratropium nang 2,5 ml x 3 – 6 nang/ngày (khí dung), hoặc
- Tiotropium 18 mcg x 1 viên/ngày (hít).
– Nhóm xanthin:
Theophylin 100 mg: 10 mg/kg/ngày, uống chia 4 lần.
2.6. Theo dõi và chỉ định bệnh nhân nhập viện điều trị
Trong trường hợp nhập viện điều trị sẽ có những dấu hiệu sau:
- Bệnh nhân bị khó thở nặng.
- Đã có chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng hoặc rất nặng.
- Xuất hiện các dấu hiệu thực thể mới: tím môi, đầu chi, phù ngoại biên.
- Đợt cấp đã thất bại với các điều trị ban đầu.
- Có bệnh mạn tính nặng kèm theo.
- Cơn bùng phát thường xuyên xuất hiện.
- Nhịp tim nhanh mới xuất hiện.
- Không có hỗ trợ từ gia đình.
>> Xem thêm: Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân copd
3. Các giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh viêm phổi mãn tính cho bệnh nhân COPD

3.1. Cai nghiện thuốc lá
Một trong những nguyên nhân phổ biến của bệnh COPD chính là khói thuốc lá vì vậy, nếu muốn thuyên giảm bệnh không còn cách nào khác là người bệnh bắt buộc phải bỏ thuốc lá.
3.2. Tiêm vacxin phòng ngừa nhiễm trùng hô hấp
Tiêm vắc xin phế cầu để hạn chế tình trạng viêm nhiễm hệ hô hấp, phổi. Người được tiêm vắc xin sẽ ít mắc bệnh hơn, ít phải uống thuốc hơn, vi khuẩn cũng không có cơ hội tiếp cận vì đã có kháng sinh khống chế.
3.3. Chăm sóc cơ thể và chế độ dinh dưỡng
Gần như ở giai đoạn nặng các bệnh nhân đều bị giảm cân đột ngột, suy dinh dưỡng. Do vậy việc chăm sóc cơ thể và cân bằng dinh dưỡng là một việc làm cực kỳ quan trọng để tái cấu trúc cơ và cải thiện chức năng hô hấp.
>> Đọc ngay: Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên ăn gì?
3.4. Sử dụng phương pháp y học cổ truyền
Tỷ lệ tử vong do mắc bệnh COPD ngày càng tăng cao. Giải pháp được khuyến nghị đó là sử dụng bài thuốc y học cổ truyền để chữa trị.

Sản phẩm PQA Hoàng Kim do công ty cổ phần dược phẩm PQA bào chế đang là 1 trong sản phẩm nổi trội trên thị trường, được rất nhiều bệnh nhân bị COPD tin dùng. Với thành phần chính là thảo dược Hoàng liên, Cát cánh, Mạch môn, Sinh địa sẽ giúp tác động chính xác vào vùng bị tổn thương, giảm tình trạng viêm phù nề đường thở từ đó giúp giảm nhanh cơn khó thở, ho + đờm.

Sản phẩm của PQA đã được chứng minh lâm sàng và bảo hộ độc quyền sở hữu trí tuệ Việt Nam, kết quả hàng ngàn bệnh nhân đã tiến triển bệnh tích cực trong nhiều năm sử dụng. Về độ an toàn luôn tuyệt đối, không tác dụng phụ và có tác dụng tốt với toàn bộ cơ thể của người bệnh.

Kết luận:
Trên đây là những thông tin chi tiết về phác đồ điều trị copd của bộ y tế để quý vị tham khảo. Các giải pháp điều trị cũng đã được giới thiệu chi tiết tại nội dung bài viết, nếu còn điều gì cần giải đáp hãy gọi ngay đến số hotline 0818.288.717 hoặc đặt câu hỏi ở phần CHAT dưới góc phải màn hình tại website https://chuahensuyen.vn/ chuyên gia PQA sẽ nhanh chóng liên hệ hỗ trợ. Hi vọng quý bệnh nhân sẽ sớm bình phục và có một cuộc sống hạnh phúc!
- Tại sao cơn hen xuất hiện về đêm? 4 Cách giảm hen hiệu quả - Tháng Ba 22, 2023
- Hướng dẫn chi tiết cách dứt điểm hen suyễn sau một liệu trình của PQA - Tháng Hai 6, 2023
- 7 biến chứng COPD trực tiếp đe dọa tới tính mạng - Tháng Bảy 22, 2022