Top 5 bài tập thở cho bệnh nhân hen suyễn, cứ áp dụng là dễ thở ngay

0
535
Bài tập hít thở luân phiên
Bài tập hít thở luân phiên

Bạn có biết về tác dụng kỳ diệu của những bài tập thở cho người hen suyễn? Nếu đang bị hen suyễn, hãy thử ngay những bài tập thở dưới đây và cảm nhận sự khác biệt nhé. 

1. Công dụng của các bài tập thở với bệnh nhân hen suyễn 

Áp dụng các bài tập thở giúp người bệnh hen suyễn: 

  • Tăng dung tích phổi: Hít thở sâu sẽ làm tăng hiệu suất dung nạp không khí của phổi, ngăn ngừa các cơn ho, khó thở bộc phát.
  • Giảm tắc nghẽn: Do phổi được nạp nhiều oxy hơn. Khi đường hô hấp thông thoáng, cơ thể sẽ trao đổi khí dễ dàng hơn, từ đó giúp giảm thiểu nguy cơ bộc phát các cơn hen suyễn.
  • Cải thiện chất lượng cuộc sống: Việc kiểm soát được các triệu chứng khó chịu và giảm tần suất cơn hen giúp tăng năng suất làm việc, giảm mệt mỏi và căng thẳng. Nhờ vậy, người bệnh luôn tràn đầy năng lượng để hoàn thành tốt mọi việc trong cuộc sống. 
  • Điều chỉnh nhịp tim, loại bỏ cảm xúc tiêu cực, mệt mỏi và lo lắng. 
  • Tăng cường miễn dịch và nâng cao sức chịu đựng của cơ thể, cải thiện tình trạng sức khỏe nói chung mà không cần dùng nhiều thuốc điều trị.

2. Các bài tập thở cho người hen suyễn

2.1. Hít thở sâu (Pranayama)

Pranayama giúp giải tỏa căng thẳng, nâng cao khả năng hoạt động của cơ thể. Từ đó hỗ trợ làm giảm nhanh triệu chứng của bệnh hen suyễn và cải thiện việc hít thở. 

Bài tập hít thở sâu cho bệnh nhân hen suyễn
Bài tập hít thở sâu cho bệnh nhân hen suyễn

Thực hiện động tác: 

  • Ngồi theo thế Sukhasana (ngồi xếp bằng, hai bàn chân chồng lên nhau, ngồi thẳng lưng, đặt hai tay lên đầu gối), tiếp theo là thư giãn cơ thể 
  • Dùng bàn tay phải để kiểm soát việc hít thở, sử dụng ngón tay cái để kiểm soát lỗ mũi bên phải và ngón áp út để kiểm soát lỗ bên trái
  • Khi bạn hít sâu vào lỗ mũi bên này thì hãy thở ra bằng lỗ mũi bên kia

Lưu ý: Những người mắc các vấn đề về huyết áp nên tránh tập Pranayama. Mấu chốt của bài tập này phụ thuộc vào việc luyện tập hít thở với cả hai lỗ mũi. 

2.2. Brahmari

Brahmari mang lại nhiều lợi ích trong việc giảm thiểu các dấu hiệu hen suyễn và cải thiện quá trình hít thở. Bài tập cũng giúp xoa dịu tâm trí, làm giảm sự tức giận, thất vọng hoặc cảm xúc lo lắng có thể gây kích động ở người bệnh.  

Bài tập thở Brahmari rất tốt cho bệnh nhân hen suyễn
Bài tập thở Brahmari rất tốt cho bệnh nhân hen suyễn

Thực hiện động tác:

  • Ngồi yên và nhắm mắt lại
  • Đặt hai ngón tay trỏ vào sụn ở giữa má và tai (không đặt ngón tay vào trong lỗ tai, hãy đặt chúng lên sụn vành tai)
  • Ấn tay nhẹ nhàng vào sụn mỗi khi bạn thở ra, đồng thời để ý cảm nhận cơ thể trong quá trình thực hiện động tác này
  • Thực hiện động tác này 5–6 nhịp/lần và 3–4 nhịp/lần

Bạn cũng có thể thực hiện bài tập này khi nằm ngửa. Hãy cố gắng tạo ra âm thanh càng lớn càng tốt khi ấn tay lên sụn để thu được kết quả tốt nhất.

2.3. Bài tập thở Omkara 

Omkara là bài tập giúp bạn cảm nhận được hơi thở chạy dọc toàn bộ cơ thể của mình, từ đó giúp cải thiện hiệu quả khả năng hô hấp của bạn.

Bài tập thở Omkara hiệu quả cho người hen suyễn
Bài tập thở Omkara hiệu quả cho người hen suyễn

Thực hiện động tác:

  • Ngồi ở tư thế thiền dạng hoa sen
  • Giữ cho cơ thể thoải mái và thư giãn
  • Hít vào, thở ra kết hợp với niệm thần chú Omkara

**Lưu ý: Âm thanh tạo ra không quá lớn trong quá trình thực hiện 

2.4 Hít thở luân phiên (Anuloma Viloma)

Anuloma Viloma là một phần phụ của bài tập thở sâu (Pranayama). Các bước thực hiện của bài tập này tương tự như của Pranayama.

Bài tập hít thở luân phiên
Bài tập hít thở luân phiên

Thực hiện động tác:

  • Ngồi ở tư thế thiền, tay trái đặt lên đầu gối trái
  • Dùng ngón cái tay phải bịt lỗ mũi bên phải lại và hít vào thật sâu bằng lỗ mũi bên trái
  • Sau đó dùng ngón út hoặc cả ngón út và áp út bịt lỗ mũi bên trái
  • Nhấc ngón cái ra đồng thời thở ra bằng lỗ mũi bên phải
  • Lặp lại nhiều lần tương tự và đổi bên

Lưu ý: Có thể tăng thời gian hít vào – thở ra lên dần tùy theo khả năng.

2.5. Sasankasana 

Bài tập thở sasankasana giúp phổi hoạt động hiệu quả và cung cấp đủ lượng khí cho cơ thể. Ngoài ra, sasankasana còn điều hòa hơi thở và giúp cơ thể bạn cảm thấy thoải mái hơn.

Bài tập thở Sasankasana
Bài tập thở Sasankasana

Thực hiện động tác:

  • Ngồi ở tư thế sấm sét (Vajrasana) với hai đầu gối đặt lên sàn 
  • Hướng lòng bàn chân quay ra ngoài
  • Hít vào chậm rãi và nâng hai tay cao lên qua khỏi đầu, lòng bàn tay hướng ra ngoài, hai tay áp sát vào tai
  • Cố gắng ngả người về sau hết mức có thể
  • Từ từ thở ra, nhẹ nhàng uốn người về phía trước, nâng cao thân và khung chậu
  • Giữ nguyên tư thế và không dịch chuyển tay ra xa
  • Tiếp tục uốn người cho đến khi bàn tay và trán chạm lên sàn
  • Duỗi thẳng tay ra phía sau, nếu vịn vào gót chân để tăng độ giãn cơ
  • Giữ nguyên tư thế và nín thở càng lâu càng tốt
  • Sau đó thở ra chậm rãi, quay về vị trí cũ
  • Thực hiện động tác từ 2 – 3 lần

Tuy không có phương pháp nào giúp chữa trị dứt điểm hen phế quản. Nhưng 5 bài tập thở cho bệnh nhân hen suyễn trên đây sẽ giúp bạn ngăn ngừa cơn hen cấp tính và dễ thở hơn nếu cơn hen xảy đến. Hãy liên hệ tới hotline 0818.288.717 để được chuyên gia PQA hướng dẫn cụ thể và tập luyện chăm chỉ nhé.

Bs. Trần Quang Đạt

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây