Trẻ bị hen phế quản không nên ăn gì mẹ đã biết hay chưa?

0
158
Trẻ bị hen nên ăn gì và kiêng gì
Trẻ bị hen nên ăn gì và kiêng gì

Trẻ bị hen phế quản không nên ăn gì là vấn đề được các bậc phụ huynh cực kỳ quan tâm. Bởi chế độ dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các triệu chứng của bệnh cũng như sự phát triển về thể chất của trẻ nhỏ. Mời bạn đọc cùng chuyên gia PQA tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây. 

1. Vai trò của dinh dưỡng với trẻ bị hen phế quản

Hen phế quản (còn gọi hen suyễn) là bệnh hô hấp mãn tính thường gặp nhất ở trẻ em. Tỷ lệ trẻ em mắc bệnh hen sẽ cao gấp đôi người lớn (10% so với 5%). Ở trẻ dưới 2 tuổi, tỷ lệ này lại càng cao hơn. Cứ mỗi 5 đứa trẻ dưới 2 tuổi sẽ có 1 trẻ mắc bệnh hen. 

Các nghiên cứu từ phía chuyên gia cho thấy có sự liên quan rất lớn giữa chế độ dinh dưỡng với triệu chứng hen phế quản ở trẻ nhỏ. Do đó, ăn uống khoa học là một trong những liệu pháp trị hen suyễn tốt nhất với trẻ. 

Sau đây là 5 nguyên tắc ăn uống dành cho trẻ bị hen suyễn: 

  • Chế độ ăn giàu omega-3 sẽ giúp nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ giảm viêm nhiễm
  • Các loại hạt giàu vitamin E sẽ giúp giảm các triệu chứng ho, thở khò khè ở trẻ nhỏ
  • Ăn cá hồi giúp phòng ngừa di truyền bệnh hen suyễn
  • Tăng cường chất xơ, vitamin từ rau củ quả, bổ sung các chất chống oxy hóa để tăng cường sức khỏe tổng thể 
  • Ăn nhạt, tránh ứ nước gây phù nề làm tình trạng khó thở thêm nặng 

2. Trẻ bị hen phế quản không nên ăn gì?

Để tránh lên cơn hen kịch phát và khiến bệnh trở nên nặng nề hơn, bố mẹ cần theo dõi sát chế độ dinh dưỡng của trẻ. Tuyệt đối không cho trẻ ăn những thực phẩm sau:  

2.1. Không nên ăn quá 6g muối/ngày

Bản chất của bệnh hen suyễn là gây viêm và hẹp đường thở. Khi ăn nhiều muối, cơ thể trẻ sẽ dễ bị giữ nước, gây ra tình trạng phù nề. Điều này làm cho đường thở càng bị hẹp hơn và trẻ càng khó thở hơn. Do đó, mẹ nên điều chỉnh cho bé một chế độ ăn nhạt, bé chỉ nên ăn tổng 6g muối/ngày.

2.2. Không ăn thực phẩm có tính axit

Thực phẩm có tính axit có thể gây trào ngược thực quản, từ đó làm nặng thêm những triệu chứng của bệnh hen phế quản ở trẻ. Tốt nhất, cha mẹ hãy loại bỏ các thực phẩm như: hành, dưa chua, thực phẩm chiên rán và đồ uống có ga… ra khỏi chế độ ăn của trẻ bị hen suyễn. 

2.3. Thực phẩm chứa sulfite

Thực phẩm chứa Sulfite có thể gây kích ứng ở phổi, làm trầm trọng thêm triệu chứng khó thở trong hen phế quản ở trẻ em. Do đó, cha mẹ hãy kiêng cho trẻ ăn những đồ sau: 

  • Thức ăn, đồ uống đóng hộp, đồ ăn nhanh.
  • Thực phẩm đông lạnh: thường là cua, tôm, cá và các thủy hải sản khác.
  • Thực phẩm ngâm chua như dưa muối.
  • Một số thực phẩm khác cũng có chứa sulfite là: măng tây, tỏi, hẹ, xà lách, đậu nành, cà chua, cá hồi,…

2.4. Thực phẩm khiến trẻ dễ bị dị ứng

Những thực phẩm này có thể làm tăng co thắt phế quản và dễ gây cơn hen kịch phát ở trẻ. Vì thế, cha mẹ nên loại bỏ những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng như: tôm, cua, cá, thịt bò, thịt gà, sữa, đậu nành, đậu phộng,… khỏi chế độ ăn thường ngày của trẻ. 

Một số loại thức ăn thường có phản ứng dị ứng chéo với nhau. Nếu trẻ dị ứng với cua, thì cũng có thể sẽ bị dị ứng với tôm nước ngọt, tôm hùm, tôm nước mặn.

2.5. Không nên ăn thịt nướng

Khi nướng thịt sẽ tạo ra các hợp chất cacbon khiến trẻ bị lên cơn hen suyễn. Chúng có thể tương tác với các thuốc trị hen, làm mất hiệu lực điều trị của thuốc. Vì thế, tốt hơn hết là mẹ nên kiêng hoàn toàn thịt nướng cho trẻ bị hen phế quản.

3. Trẻ bị hen phế quản nên ăn gì?

Ngoài những thực phẩm nên kiêng ăn, cha mẹ nên lưu ý bổ sung những loại thực phẩm sau đây để tăng sức đề kháng và dinh dưỡng cho trẻ:

3.1. Thực phẩm giàu magie

Các loại thực phẩm giàu magie như rau xanh, ngũ cốc nguyên cám, cà chua, sữa, đậu (nếu bé không bị dị ứng)…giúp làm giãn các cơ bao quanh khí phản nên rất tốt đối với người bị hen. 

3.2. Thực phẩm giàu omega 3 

Mẹ có thể bổ sung omega 3 cho bé qua các loại cá như: cá thu, cá hồi, rau quả, các loại hạt, giàu omega 3… giúp tăng cường sức đề kháng của bé, ngăn ngừa cơn hen tái phát và tăng cường chức năng hô hấp. 

3.3. Vitamin C

Mẹ có thể bổ sung vitamin C cho trẻ qua các loại rau quả như: cà chua, cam, quýt, bưởi, rau xanh… Những thực phẩm này sẽ giúp giảm tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp và giảm triệu chứng hen phế quản ở trẻ.

3.4. Mật ong

Mẹ nên pha 1 thìa cà phê mật ong với nước ấm cho bé uống hàng ngày để làm giảm tình trạng viêm và dễ dàng tống xuất đờm ra ngoài. 

3.5. Các loại hạt giàu vitamin E

Trẻ bị hen suyễn nên ăn dầu oliu, dầu hướng dương,… Những những thực phẩm này rất giàu vitamin E, sẽ giúp bảo vệ và tăng cường chức năng hô hấp cho trẻ bị hen suyễn. 

3.6. Các loại đậu

Trong đậu có chứa nhiều khoáng chất, chất xơ, omega-3, cùng các vitamin C, E, K,… Mẹ có thể chế biến các loại đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen… cho con bằng cách nấu cháo để điều trị hen suyễn. 

3.7. Gia vị gừng, nghệ

Gừng nghệ thường được dùng trong gia vị hằng ngày để trị cảm cúm, sốt. Chúng cũng có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm và giảm cholesterol trong máu… Mẹ nên thêm gừng hoặc nghệ vào thực đơn hằng ngày của trẻ nhỏ bị hen suyễn để nâng cao sức đề kháng của bé.

3.8. Các loại quả mọng

Theo nghiên cứu từ Đại học Florida, các loại quả mọng cung cấp lượng lớn chất chống oxy hóa, bảo vệ tế bào khỏi vi khuẩn, virus gây bệnh. Vì vậy, các loại quả mọng có tác dụng phòng chống hen suyễn hiệu quả cho trẻ. 

3.9. Chuối

Chuối không chỉ ngăn ngừa lão hóa cho cơ thể, điều hòa hệ tiêu hóa mà còn giúp đường thở hoạt động trơn tru hơn. Trong chuối chứa vitamin B6 (pyridoxine), chất này có vai trò quan trọng trong việc sản xuất adenosine triphosphate và adenosine monophosphate- những phân tử có tác dụng làm thông thoáng đường thở, giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn. 

Bài viết đã trả lời câu hỏi trẻ bị hen phế quản không nên ăn gì, hy vọng đây sẽ là những thông tin cực kỳ hữu ích cho cha mẹ, góp phần kiểm soát thành công tình trạng hen suyễn ở trẻ nhỏ. Cần được hỗ trợ, vui lòng gọi tới hotline 0818.288.717 Dược sĩ PQA sẽ tư vấn chuyên sâu cho bạn. 

Bs. Trần Quang Đạt

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây