Cha mẹ cần nắm rõ các triệu chứng hen suyễn ở trẻ sơ sinh và cách điều trị bệnh. Bởi căn bệnh này theo y học hiện đại thì không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát để giảm thiểu các cơn hen cấp tính và tác động của chúng đến sức khỏe của bé.
Vì sao trẻ sơ sinh mắc hen phế quản?
Hen phế quản (hen suyễn) được biết đến là bệnh về phổi và đường thở. Khi trẻ bị hen phế quản đường thở của trẻ sẽ bị kích thích dẫn đến sưng phù, khiến trẻ khó thở do không khí vận chuyển đến phổi khó khăn hơn.

Theo nhận định của chuyên gia thì có thể là do không khí ngày càng ô nhiễm, trẻ sơ sinh thường xuyên tiếp xúc với các nguyên nhân khởi phát bệnh. Một số nhận định khác cho rằng có thể do trẻ sơ sinh sức đề kháng còn yếu lại tiếp xúc với vi khuẩn và virus khởi phát bệnh sẽ rất dễ dàng bị hen phế quản.
Việc quan trọng bố mẹ phải làm là phối hợp với bác sĩ để ngăn ngừa và điều trị các cơn hen suyễn. Sử dụng các loại thuốc phù hợp, làm theo hướng dẫn kiểm soát và xử lý cơn hen cấp của bác sĩ. Đặc biệt, trẻ mắc hen suyễn cần theo dõi y tế thường xuyên, hầu hết trẻ bị hen suyễn có thể phát triển khá khỏe mạnh.
Các triệu chứng hen suyễn ở trẻ sơ sinh
Triệu chứng hen phế quản ở từng trẻ sơ sinh sẽ không giống nhau. Những triệu chứng này cũng sẽ thay đổi từ dạng này sang dạng khác tùy từng thời gian. Tuy vậy, các triệu chứng hen phế quản đặc trưng ở trẻ sơ sinh sẽ bao gồm:
- Thở nhanh, thở hổn hển, thở khò khè
- Ho dai dẳng, các cơn ho thường xuất hiện vào ban đêm hoặc trong khi cười, khóc.
- Trẻ không bú hoặc không ăn.
- Trẻ có biểu hiện mệt mỏi, quấy khóc.
- Trẻ thường xuyên bị cảm lạnh.
- Mặt, môi và móng tay có biểu hiện chuyển màu xanh hoặc rất nhạt.
Một số trẻ bị hen suyễn chỉ có triệu chứng thở khò khè khi cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên. Theo đó, cũng cần lưu ý rằng nhiều bệnh khác như: viêm thanh khí phế quản, trào ngược axit, viêm phổi, cảm lạnh và xơ nang cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự. Một số bệnh nhiễm virus khác cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển hen suyễn của trẻ sau này.
Nguyên nhân bệnh hen phế quản ở trẻ sơ sinh

Những nguyên nhân sau đây có thể gây ra triệu chứng hen phế quản ở trẻ sơ sinh:
- Bị chàm sữa
- Dễ dị ứng từ bụi, lông động vật, nấm mốc, phấn từ các loại thực vật cây cỏ và hoa.
- Những chất dễ gây kích ứng như ô nhiễm không khí, khói thuốc lá, hóa chất…
- Tiền sử gia đình có ông bà hoặc bố mẹ bị hen suyễn hoặc bị dị ứng
- Do thường xuyên bị nhiễm trùng đường hô hấp
- Thể trạng yếu do sinh thiếu tháng
- Trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, thuốc lào
Chẩn đoán hen phế quản ở trẻ em, trẻ sơ sinh?
Thật khó để chẩn đoán được bệnh hen phế quản ở trẻ sơ sinh. Do đó khi đưa trẻ nhỏ đến khám, phụ huynh nên cung cấp thông tin sau đây cho các bác sỹ:
- Tiền sử gia đinh đã ai mắc bệnh hen phế quản hoặc dị ứng hay chưa
- Hành vi của trẻ gồm những triệu chứng thở( ban đêm so với ban ngày, cùng các hoạt động vui chơi, phản ứng với bất kỳ loại thuốc nào…)
- Phản ứng với những yếu tố kích thích từ thực phẩm ăn uống hoặc những yếu tố gây dị ứng có thể xảy ra.
Ngoài ra để chẩn đoán bệnh, bác sĩ có thể sẽ bệnh nhi thực hiện thêm xét nghiệm máu, xét nghiệm dị ứng và chụp x quang để có thêm cơ sở đưa ra kết luận.
Điều trị hen suyễn ở trẻ sơ sinh
Bệnh hen phế quản hay hen suyễn không thể chữa dứt điểm được, nhưng nó có thể được kiểm soát. Mục đích của việc điều trị bệnh hen phế quản là:
- Giúp trẻ sống một cuộc sống khỏe mạnh, năng động, bình thường
- Ngăn ngừa những triệu chứng mãn tính gây hại cơ thể
- Tránh được các triệu chứng hen phế quản ban đêm
- Tránh các tổn thương ở phổi
- Không phải đến bệnh viện thăm khám thường xuyên
Điều trị hen phế quản ở trẻ sơ sinh thường sử dụng máy phun sương hoặc ống hít. Các loại thuốc giúp giãn phế quản, giảm triệu chứng cấp tính nhanh chóng và giúp đường thở thông thoáng ngay lập tức gồm có: ProAir, Proventil, Ventolin và Xopenex Hfa…
Ngoài ra, sẽ có các loại thuốc được dùng để sử dụng lâu dài là: corticosteroids dạng hít (Flovent, Pulmicort, Asmanex, Qvar), chất biến đổi leukotriene làm dịu tình trạng viêm đường hô hấp và giữ cho viêm phế quản ở trẻ sơ sinh luôn ở mức thấp nhất.
**Lưu ý: Cha mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc cho trẻ sơ sinh, mà phải sử dụng đúng các loại thuốc được bác sỹ kê và tuyệt đối tuân thủ theo đúng hướng dẫn về liều lượng.
Kiểm soát hen phế quản ở trẻ nhỏ
Phụ huynh không thể ngăn chặn hoàn toàn bệnh hen suyễn nếu trẻ đã mang gen này. Bố mẹ chỉ có thể giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng hoặc trì hoãn cơn hen suyễn cấp bằng cách:
- Xác định nguyên nhân và giảm thiểu các yếu tố kích hoạt.
- Hạn chế cho con tiếp xúc với mạt bụi
- Tuyệt đối để trẻ tránh xa khói thuốc
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với không khí ô nhiễm
- Tránh sử dụng lò sưởi hoặc bếp củi vì chúng sẽ gây ra khói.
- Hạn chế để con tiếp xúc với lông thú cưng.
- Giảm nấm mốc trong nhà
Tốt nhất khi có triệu chứng hen suyễn ở trẻ sơ sinh, các bậc cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Việc cha mẹ tuân thủ theo phác đồ điều trị sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ. Cần được tư vấn chuyên sâu, xin mời liên hệ tới hotline 0818.288.717 Dược sĩ PQA luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn.
>>Xem thêm: Điều trị hen suyễn ở phụ nữ có thai như thế nào?
- Tại sao cơn hen xuất hiện về đêm? 4 Cách giảm hen hiệu quả - Tháng Ba 22, 2023
- Hướng dẫn chi tiết cách dứt điểm hen suyễn sau một liệu trình của PQA - Tháng Hai 6, 2023
- 7 biến chứng COPD trực tiếp đe dọa tới tính mạng - Tháng Bảy 22, 2022